Kênh Readovka cho biết, quân đội Nga đã kiểm soát Tsukurino và hình thành một "nồi hầm" bao vây Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) ở Pokrovsk.
Tuần qua được đánh dấu bằng những thành công của quân đội Nga trên một số hướng tiền tuyến. Các đơn vị Nga cuối cùng đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Tsukurino, để mở ra hướng tiến công quan trọng nhằm vào các khu vực Selidovo và Kurakhove.
Quân đội Nga thực tế đang khai thác tốt chiến quả có được. Trong ngắn hạn, binh sĩ AFU tại làng Gornyak thực tế đã bị bao vây.
Lữ đoàn thủy quân lục chiến 155 của Nga tiếp tục đột phá trên mặt trận Kursk. Đòn phản công của Nga mỗi ngày một bùng nổ mạnh mẽ hơn với những thắng lợi liên tiếp. Theo các thông tin mới nhất, hướng tấn công thứ 2 của AFU nhằm vào Kursk đã bị bẻ gãy hoàn toàn.
Theo NATO, xung đột tại Ukraine không xảy ra nếu Kiev nhận được vũ khí viện trợ sớm hơn. Ảnh: Getty |
Các đơn vị Nga đang dần hoàn thành nhiệm vụ khó khăn nhất trong cuộc tấn công Toretsk. AFU đang mất quyền kiểm soát các khu định cư vệ tinh, nhưng vẫn giữ được mỏ trung tâm và các bãi đổ sỉ thải trong khu vực. Trước khi công phá hoàn toàn Toretsk, phía Nga chắc chắn sẽ phải kiểm soát các điểm cao này.
AFU liên tục mất kiểm soát các khu định cư
Kênh Military Summary đưa tin, về phía Kursk, các xác nhận bằng hình ảnh trực quan cho thấy quân đội Nga đã giành lại được các vị trí xa hơn dọc "Con đường Xanh" nối giữa Korenevo và Sudzha. Thậm chí, đã có thông tin về việc binh sĩ Nga tiến vào làng Novoivanovka.
Trên hướng New York, có bằng chứng xác nhận rằng các nhóm tấn công của Nga đã giành được thêm lãnh thổ dọc theo làng Leonidivka.
Tại Pokrovsk, làng Mykolaivka được cho là đã bị lực lượng Moscow kiểm soát hoàn toàn. Các trang tin thân Ukraine cũng ghi nhận giao tranh ác liệt ở Novoselydivka và Izmailivka.
Ở phía tây Velyka Novoselivka, quân đội Nga đã có bước tiến mới đầu tiên với việc kiểm soát ngôi làng Levadne.
Quân đội Nga tiếp tục mở rộng chiến quả tại Ugledar
Theo hãng thông tấn TASS, Thủy quân lục chiến Nga đã tìm thấy nơi ẩn náu của quân Ukraine ở phía tây nam Ugledar.
Bộ Quốc phòng Nga thông tin thêm, trong quá trình dọn dẹp, binh sĩ đã phát hiện đạn dược cho súng phóng lựu của Mỹ và Ba Lan, chất nổ và thiết bị liên lạc. “Chúng tôi bắt gặp các loại vũ khí của NATO - súng phóng lựu, mìn, tác chiến điện tử”, chỉ huy Nhóm xung kích Nga có biệt danh Batman cho biết.
Sĩ quan quân đội Nga cũng nói thêm rằng AFU đang cố gắng ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga bằng cách đột kích vào ban đêm. Tuy nhiên, phía Nga chưa ghi nhận nỗ lực nào của AFU kể từ khi Ugledar sụp đổ.
Phương Tây cần làm hòa với Nga?
Cựu Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Nga sau Chiến tranh Lạnh và ở thời điểm hiện tại là chiến lược đúng đắn của phương Tây. Ông nói rằng phương Tây hiện tại nên “có gắng ở mức tối thiểu các tình huống có thể xảy ra bất kỳ sự hiểu lầm nào ở Moscow”.
“Tôi vẫn nghĩ đó là quyết định đúng đắn. Sau Chiến tranh Lạnh, việc cố gắng cải thiện quan hệ với Nga là đúng đắn”, ông Jens Stoltenberg tuyên bố.
Theo cựu Tổng thư ký NATO, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức hơn và trở nên “khó lường hơn” trái ngược với cuộc đối đầu giữa phương Tây và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Theo ông Stoltenberg, bất chấp sự hiện diện của quân đội ở biên giới và vũ khí hạt nhân của cả hai bên, không ai muốn mạo hiểm tham gia vào một cuộc xung đột toàn diện.
NATO muốn đối thoại với Nga
Cựu tổng thư ký NATO chia sẻ , một trong những nhiệm vụ chính khi ông nhậm chức vào năm 2014 là nỗ lực tăng cường đối thoại chính trị với Nga.
Ông nhắc lại cuộc họp tại Hội đồng Nga-NATO đã diễn ra vào tháng 1/2022 và lưu ý rằng liên minh coi điều quan trọng là phải làm mọi cách có thể để tiến hành một tiến trình chính trị và ngoại giao.
“Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, đặc biệt là vào mùa thu năm 2021 và đầu năm 2022, chúng ta nhận thấy không gian đối thoại chính trị cơ bản đã bị đóng băng”, ông Jens Stoltenberg tiết lộ.
Cựu Tổng thư ký NATO Stoltenberg cũng nói về lá thư của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2021 yêu cầu không chấp nhận việc kết nạp thành viên mới và không mở rộng NATO về phía đông. Tuy nhiên, ông Ông Stoltenberg cho biết, khối không thể từ chối mong muốn gia nhập NATO của Ukraine, Thụy Điển và Phần Lan.
Cựu Tổng thư ký NATO thừa nhận bỏ lỡ để ngăn chặn xung đột ở Ukraine
Theo ông Stoltenberg, việc các quốc gia liên minh cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kiev sau năm 2014 sẽ ngăn chặn xung đột vũ trang leo thang vào năm 2022.
Ông Stoltenberg giải thích: “Nếu chúng tôi giao dù chỉ một phần nhỏ số vũ khí mà chúng tôi đã giao sau năm 2022, thì chúng tôi thực sự có thể đã ngăn chặn được xung đột hiện nay”.
Cựu tổng thư ký liên minh cũng bày tỏ tiếc nuối khi các nước NATO không can thiệp vào tình hình xung quanh Ukraine sau sự kiện năm 2014. Stoltenberg không chỉ trích các đồng minh cụ thể trong khối, nhưng lưu ý rằng có thể làm được nhiều việc hơn nữa để giúp đỡ Kiev.