Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/6/2024: Bom FAB-3000 lần đầu tiên được sử dụng tại Ukraine
Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga thông tin, Quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng bom lượn có sức nổ mạnh nặng 3 tấn FAB-3000 với mô-đun điều chỉnh và điều khiển đa năng (UMPC) trong Chiến dịch quân sự đặc biệt.
Vụ tấn công được Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) thực hiện tại làng Liptsy, vùng Kharkov. Mục tiêu là điểm triển khai tạm thời của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) tại khu vực này.
Vụ nổ khủng khiếp do bom FAB-3000 tạo ra tại làng Liptsy. Ảnh: Rian |
Bom FAB-3000 được thả từ máy bay đã tấn công chính xác và hủy diệt gần như hoàn toàn mục tiêu.
Vụ nổ FAB-3000 đã được ghi lại trên video
Đoạn video về vụ nổ được phóng viên chiến trường Alexander Kots đăng tải trên kênh Telegram. Đoạn video cho thấy một quả bom từ trên không đã đánh trúng phần cuối của tòa nhà và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Hậu quả là ngôi nhà gần như bị phá hủy hoàn toàn do sóng xung kích và nhiệt lượng từ vụ nổ
Phóng viên quân sự Alexander Kots cho biết thêm: “FAB ngày nay vẫn là vũ khí hiệu quả nhất của Lực lượng Vũ trang Nga để tấn công và phá hủy các vị trí kiên cố của Ukraine”.
Giới chuyên gia đánh giá các tính năng của FAB-3000
Bom nổ mạnh FAB-3000-M54 nặng hơn 3 tấn, chứa 1,2 tấn thuốc nổ. Phiên bản rơi tự do của của FAB-3000 được trang bị trên máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3.
“Quả bom được thiết kế có tính đến tất cả các đặc tính khí động học của nó, vì nó sẽ được sử dụng làm bom lượn, được thả từ máy bay ném bom Tu-22M3. Việc sử dụng chúng yêu cầu các loại máy bay ném bom hạng nặng để đưa lên độ cao lớn”, chuyên gia quân sự Nga Alexey Leonkov cho biết.
This browser does not support the video element.
Siêu bom gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với AFU cũng được nhiều diễn đần quân sự tại Trung Quốc đề cập. “Sau khi Nga trang bị thiết bị dẫn đường cho bom trên không FAB-3000, sức công phá của nó càng trở nên đáng kinh ngạc hơn”, nhà quan sát quân sự Shao Yongling cho biết loại bom lượn hoàn toàn xứng đáng với biệt danh “siêu bom”.
Ông Shao Yongling cũng lưu ý rằng các hệ thống phòng không của Lực lượng Vũ trang Ukraine không thể đánh chặn bom lượn một cách hiệu quả. Bom lượn thường có tiết diện phản xạ radar rất nhỏ, chúng lại tiếp cận mục tiêu với vận tốc lớn và quỹ đạo bay thấp khiến các hệ thống cảnh giới và phòng không khó phát hiện hoặc nếu phát hiện ra thì cũng đã quá muộn.
Mỹ giữ quan điểm về việc Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấn công lãnh thổ Nga
Tờ Politico dẫn các nguồn tin từ Washington đăng tải, Mỹ không thay đổi chính sách, cho phép AFU sử dụng vũ khí Mỹ chống lại quân đội Nga ở tất cả các khu vực giáp biên giới Ukraine.
Các quan chức chính quyền Mỹ bình luận về phát biểu của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan, người đã ra tuyên bố cho phép sử dụng vũ khí Mỹ trên lãnh thổ Nga áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ nơi quân đội Nga đi qua biên giới sang Ukraine. Các nguồn tin nhấn mạnh rằng bài phát biểu này không hề chứa đựng sự thay đổi nào về chính sách kể từ khi quyết định về việc cho phép AFU sưer dụng vũ khí viện trợ tấn công tại khu vực Kharkov được đưa ra .
“Ban đầu, động thái này chỉ được mô tả trong bối cảnh cuộc tấn công Kharkov từ phía Nga đang diễn ra, nhưng điều này không loại trừ khả năng tấn công để đáp trả các cuộc tấn công xuyên biên giới ở các khu vực khác”, ấn phẩm Politico đăng tải.
Ngày 31/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép AFU tiến hành tấn công các mục tiêu ở Nga bằng vũ khí Mỹ ở khu vực gần biên giới giáp vùng Kharkov. Đồng thời, ông chủ Nhà Trắng nói rõ rằng Washington sẽ không cho phép các cuộc tấn công bằng vũ khí của Mỹ nhằm vào Moscow và Điện Kremlin.
Nga có thể thay đổi học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân
Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đăng tải, Moscow đang suy nghĩ về những thay đổi có thể xảy ra đối với học thuyết hạt nhân của nước Nga hiện tại
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Chúng tôi hiện đang suy nghĩ về những gì có thể thay đổi trong học thuyết hạt nhân. Trong mọi trường hợp, chúng tôi biết rằng kẻ thù tiềm tàng đang nỗ lực thực hiện vấn đề này, dựa trên các yếu tố mới liên quan đến việc hạ thấp ngưỡng được phép sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Đặc biệt, Tổng thống Vladimir Putin còn lưu ý rằng phương Tây đang phát triển các thiết bị hạt nhân có đương lượng nổ cực thấp để né tránh các ràng buộc về quy định sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trong Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) diễn ra ngày 7/6, Tổng thống Nga cũng thừa nhận học thuyết hạt nhân của Nga có thể bị thay đổi trong tương lai. Sau đó, nguyên thủ quốc gia nhắc lại rằng, theo học thuyết này, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ có thể “trong những trường hợp đặc biệt, trong trường hợp có mối đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga”.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng hành vi của các nước phương Tây trong bối cảnh Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga cho thấy sự cần thiết phải làm rõ hoặc thay đổi một số điều và quy định trong học thuyết hạt nhân của Nga.
Ông Sergei Ryabkov nhấn mạnh: “Phân tích mô hình hành vi của tập thể phương Tây liên quan đến Quân khu Đông Bắc cho thấy cần phải làm rõ một số thông số nhất định áp dụng cho các tình huống sử dụng vũ khí hạt nhân được mô tả trong học thuyết quân sự” .