Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 01:26

Chính sách “gặp khó” khi đi vào đời sống

Bên cạnh những kết quả lớn lao từ việc thực hiện Nghị định 05/2011/NÐ-CP mang lại, nhiều hạn chế từ chính sách, nguồn nhân lực của mỗi địa phương..., đang khiến cho không ít mục tiêu đặt ra của công tác dân tộc chưa được như mong đợi.
Ðể nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS, cần những nguồn lực đủ mạnh để triển khai các công trình, dự án

Cán bộ thiếu và yếu

Cao Bằng là tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ hơn 94%, đông nhất là dân tộc Tày (40,97%), Nùng (31,07%), còn lại là các dân tộc: Dao, Mông, Kinh, Sán Chỉ, Lô Lô... Chính vì vậy, các chính sách dân tộc thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với đồng bào dân tộc nơi đây. Vậy nhưng, thực tế, trong quá trình triển khai Nghị định 05, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số huyện, xã ở Cao Bằng vẫn chưa kiên quyết, còn lúng túng. Đội ngũ cán bộ cơ sở mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng ở mức độ nhất định, song năng lực, trình độ vẫn còn hạn chế, yếu kém, dẫn đến việc tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra. Hạn chế này khiến cho công tác triển khai tuyên truyền nội dung các chương trình, chính sách của các cấp, các ngành, các đoàn thể của Cao Bằng làm chưa thật tốt, chưa sâu. Không ít cán bộ còn chưa nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc của các chương trình, chính sách dân tộc đang triển khai tại địa phương; ảnh hưởng không nhỏ đến quyền được thụ hưởng chính sách của đồng bào.

Là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, Lào Cai có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Một trong những khó khăn khiến kết quả triển khai Nghị định 05 ở Lào Cai chưa được như mong đợi, đó là do: Đội ngũ cán bộ người DTTS, trong đó đội ngũ cán bộ có trình độ cao còn ít, chưa đồng đều ở các cấp, các lĩnh vực, các dân tộc. Hiện cả tỉnh Lào Cai mới có trên 100 người DTTS có trình độ sau đại học: tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa. Mặc dù mấy năm gần đây, cán bộ, công chức cấp xã đã được tăng cường song vẫn còn một bộ phận cán bộ DTTS chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định. Công tác đào tạo nguồn cán bộ DTTS đã được Lào Cai quan tâm đẩy mạnh song việc bố trí, sử dụng hạn chế. Đến nay, Lào Cai vẫn còn gần 500 người DTTS đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng nhưng chưa tìm được việc làm. Trong khi đó, tại một số địa phương, năng lực quản lý của một số cán bộ xã, thôn còn hạn chế, dẫn đến việc triển khai các chính sách dân tộc gặp không ít bất cập.

Không đủ vốn, nhiều công trình dang dở

Không có đông thành phần dân tộc như tỉnh Lào Cai, nhưng vùng đồng bào DTTS của tỉnh Nghệ An cũng trải dài ở 12/17 huyện, thị xã của tỉnh (chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), với 5 DTTS là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu (chiếm 15,2% dân số toàn tỉnh). Là tỉnh nghèo, hàng năm Nghệ An vẫn hưởng trợ cấp cân đối từ ngân sách Trung ương nên nguồn lực để thực hiện các chính sách dân tộc rất hạn chế. Chính vì vậy, việc định mức vốn đầu tư, hỗ trợ cho một số chính sách, dự án còn ít, chủ yếu là hỗ trợ, chưa cân đối đủ theo định mức bình quân, đầu tư còn manh mún..., khiến cho nhiều công trình, dự án ở Nghệ An gặp khó khăn trong triển khai thực hiện; ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của các chính sách.

“Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng DTTS của Nghệ An lớn; địa hình chia cắt, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn; thời tiết, khí hậu khắc nghiệt... nên với nguồn vốn đầu tư manh mún, việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc không chỉ gặp nhiều khó khăn, mà còn khó có thể tạo những đột phá, vươn lên cho địa phương” - lãnh đạo tỉnh Nghệ An chia sẻ.

Cùng chung “cái khó” là vốn đầu tư thấp như Nghệ An và nhiều tỉnh khác, nên tỉnh Đắk Lắk vẫn thường xuyên “đói vốn” để thực hiện các chương trình, dự án phục vụ vùng đồng bào dân tộc. Thực tế, Đắk Lắk có tới 608 buôn đồng bào DTTS tại chỗ, với 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người DTTS gồm: Êđê, Gia Rai, M’nông chiếm khoảng 33% dân số toàn tỉnh, phân bố rải rác trên 184 xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, còn có rất đông đồng bào DTTS ở các tỉnh khác di cư tới và không ngừng gia tăng về số lượng qua các năm. Giai đoạn 2011 - 2015, mặc dù Trung ương đã đầu tư, hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án và hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào DTTS ở Đắk Lắk nhưng định mức còn thấp so với thực tế và dàn trải. Đến nay, nhiều chương trình vẫn còn nhu cầu đầu tư nhưng không được đầu tư, hoặc không đủ định mức theo quy định. Có thể kể đến các chương trình như: Chương trình đầu tư trung tâm cụm xã, Chương trình đầu tư phát triển vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo; Chương trình hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào DTTS...

Phương Tú

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số