Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 17:03

Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020

Ngày 14/6/2011, hội thảo quốc gia “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020” do Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III phối hợp với Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Hội thảo “Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020”.

Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở khoa học để xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển xuất nhập khẩu phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững ở nước ta thời kỳ 2011-2020, tập trung thảo luận về các vấn đề chính như: các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát xuất nhập khẩu phục vụ yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam; những chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, hạn chế nhập siêu ở nước ta thời kỳ 2011-2020; các quan điểm, định hướng, giải pháp và chính sách lớn phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, đóng góp tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội.

Đây là một trong những hoạt động của Bộ Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI với mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực xuất nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, sự phát triển của thương mại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua còn tồn tại một số mặt yếu kém. Đó là giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ, chưa tạo ra được các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường kinh doanh quốc tế.

Chính sách phát triển xuất khẩu quá chú trọng đến chỉ tiêu số lượng, mà chưa thật sự quan tâm đúng mức đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều hàm lượng khoa học, công nghệ, có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường kinh doanh quốc tế. Nhập khẩu đang chủ yếu là nhập khẩu công nghệ trung gian, nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ còn chiếm tỷ trọng đáng kể, chưa có biện pháp dài hạn để kiềm chế nhập siêu.

Bên cạnh đó, việc mở rộng xuất khẩu một số sản phẩm đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường, sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm. Nhập khẩu chưa được quản lý tốt đã góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường. Tình trạng nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy định an toàn và môi trường còn khá phổ biến. Tình trạng nhập khẩu thiết bị lạc hậu, thực phẩm kém chất lượng, hóa chất độc hại chưa được ngăn chặn kịp thời.

Yêu cầu phát triển xuất, nhập khẩu phục vụ phát triển bền vững đặt ra hết sức cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn 2011-2020, giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đặc biệt trong bối cảnh hiện chúng ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và đang thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do ở mức độ rộng hơn và cao hơn.

Chính vì vậy, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh nhấn mạnh, cần có các tiêu chí khoa học để định hướng, xây dựng, kiểm định, làm căn cứ cho các chính sách xuất, nhập khẩu theo hướng phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt, cần có sự quan tâm đúng mức hơn đến chất lượng tăng trưởng, không thể duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng theo chiều rộng mà phải chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Kim Liên

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD