Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 05:48
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách:

Chủ tịch Quốc hội: Chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Sáng 5/4, Chủ tịch Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, cho ý kiến về 7 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Hội nghị diễn ra trong thời gian 3 ngày, từ ngày 5-7/4/2023 và được tổ chức theo hình thức họp tập trung tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, căn cứ Luật Tổ chức hoạt động Quốc hội, Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chương trình hoạt động, để chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết dịnh triệu tập Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận một số dự án luật trình tại Kỳ họp thứ 5.

Theo Chủ tịch Quốc hội, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội đã xem xét thông qua 16 luật và nhiều nghị quyết với sự thống nhất đồng thuận cao. Có được điều này là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, sự phối hợp chặt chẽ từ sớm từ xa của các cơ quan hữu quan, sự đóng góp tích cực, trách nhiệm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội nói chung và đại biểu Quóc hội chuyên trách nói riêng.

Cũng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã có 4 Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách được tổ chức. Các hội nghị có chất lượng cao và kết qủa tốt, lắng nghe được nhiều ý kiến sau sức tâm huyết của các đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại kỳ họp thứ 5 tới, công tác lập pháp là một nhiệm vụ trọng tâm với việc xem xét cho ý kiến và thông qua nhiều dự án lớn và quan trọng. Trong đó, số lượng dự án luật trình xem xét thông qua hoặc xem xét lần đầu dự kiến gấp đôi do với các kỳ họp khác. Số lượng các dự án luật dự kiến đưa vào chương trình là rất lớn do yêu cầu bức thiết của thực tiễn.

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần này tập trung vào 7 dự án luật, trong đó có 6 dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua gồm: Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Luật Giá (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự và dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Đối với 6 dự án Luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 đã được cơ quan chủ trì soạn thảo và chủ trì thẩm tra tích cực tổ chức nhiều các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu chuyên sâu, lấy ý kiến thêm các đối tượng bị tác động.

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, trong quá trình này không có sự phân biệt vai giữa cơ quan chủ trì với cơ quan thẩm tra mà thực chất là “hai trong một” để phối hợp rất chặt chẽ. Với cách làm này thì mặc dù dự án Luật đang trong giai đoạn nào, vai nào chủ trì cũng đều được xem xét kĩ lưỡng với chất lượng cao, nhận được sự đồng thuận lớn.

Tại phiên họp thứ 20 và 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật này, nhất là những vấn đề lớn quan trọng hoặc là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Cho đến nay, về cơ bản những vấn đề lớn đã được cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra cân nhắc kỹ lưỡng và thống nhất.

Với việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách nhằm tiếp tục thảo luận một cách tập trung các vấn đề còn ý kiến khác nhau. Điều này một mặt nâng cao được chất lượng của các dự án luật. Mặt khác, rút được ngắn được thời gian của kỳ họp chính thức.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình cho ý kiến lần thứ hai, Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian qua, việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đã được thực hiện nghiêm túc, nhận được sự hưởng ứng tích cực rộng khắp của các cơ quan, tổ chức các tầng lớp Nhân dân. Sơ bộ cho đến nay có khoảng 11,5 triệu lượt ý kiến góp ý.

Tại Hội nghị này, dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ báo cáo với đại biểu Quốc hội chuyên trách một số tóm tắt một số vấn đề lớn cần xin ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Sau Hội nghị, căn cứ kết quả lấy ý kiến, tại phiên họp chuyên đề pháp luật hoặc tổ chức phiên họp riêng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về dự án luật quan trọng này.

Nhấn mạnh Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách diễn ra trong 3 ngày, đồng thời có sự linh động trong điều phối chương trình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham dự đầy đủ các phiên họp, thể hiện rõ vai trò cầu nối giữa lý luận với thực tiễn, tâm tư nguyện vọng của cử tri, nhân dân với các quyết sách, trình Quốc hội xem xét và thông qua; nghiên cứu kỹ lưỡng, trao đổi, tranh luận, phản biện với các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nhằm đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, sâu sắc về các dự thảo.

Trong phiên họp sáng ngày 5/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Sau đó, các đại biểu sẽ thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu (nếu có).

Chiều 5/4, cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Các vị đại biểu thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu (nếu có).

Đáng chú ý, cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Các vị đại biểu thảo luận về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu (nếu có).

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia