CôngThương -Thưa Thứ trưởng, thực tế có nhiều yếu tố cơ bản hình thành giá điện như: giá nhiên liệu, tỉ giá, sản lượng điện phát, thất thoát điện năng, chi phí quản lý và các dịch vụ phụ trợ… Vậy cơ quan nào sẽ giám sát các thông số đầu vào để quyết định giá điện?
Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hoàng Quốc Vượng |
Quyết định 24 của Chính phủ chỉ đề cập việc giá điện sẽ được điều chỉnh khi 3 thông số đầu vào cơ bản có biến động. Đó là các thông số: giá nhiên liệu, tỉ giá ngoại tệ và cơ cấu sản lượng điện phát. 3 thông số này hoàn toàn có thể kiểm soát được. Ví dụ: tỷ giá ngoại tệ đã được các ngân hàng công bố hàng ngày, giá nhiên liệu như than, xăng dầu cũng đều được công khai cụ thể hàng ngày. Riêng cơ cấu sản lượng điện thì hàng năm Bộ Công Thương đều phê duyệt kế hoạch phát điện. Nếu ngành điện có sự thay đổi cơ cấu điện phát thì cũng nằm trong tầm kiểm soát. Hàng năm, EVN phải báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính giá thành sản xuất, kinh doanh điện của các khâu phát, truyền tải, phân phối điện, chi phí quản lý và các dịch vụ phụ trợ. Bộ Công Thương sẽ chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành kiểm tra, xác nhận để đưa ra quyết định về việc điều chỉnh giá bán điện và trích quỹ bình ổn giá điện theo quy định. Vì vậy, chúng ta có thể yên tâm là việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường hoàn toàn có thể kiểm soát được để đảm bảo công khai và minh bạc
Vấn đề dư luận còn băn khoăn là Quyết định 24 cho phép việc giảm giá do EVN tự quyết định nhưng không có quy định bắt buộc về thời gian hay những chế tài xử phạt nếu EVN không chấp hành? Liệu có thể xảy ra tình trạng tăng giá thì nhanh nhưng khi cần giảm giá thì lại “câu giờ”?
Theo Quyết định 24, nếu tăng trên 5%, EVN phải có sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Tăng 5% phải được sự chấp thuận của Bộ Công Thương. EVN chỉ được phép tự điều chỉnh khi giảm 5% giá bán điện. Quyết định là của Chính phủ đề ra, EVN là tập đoàn nhà nước nên phải chịu sự kiểm soát của Nhà nước và có trách nhiệm bảo đảm lợi ích cho xã hội. Nếu các yếu tố đầu vào tạo nên giá điện giảm thì chắc chắn EVN sẽ phải tuân thủ. Chính phủ sẽ tính toán thận trọng và hợp lý nhất có lợi cho xã hội, cho người dân và cho đất nước.
Giá điện hiện nay vẫn chưa tiếp cận thị trường, như vậy liệu có thể hy vọng vào khả năng giảm giá điện, thưa Thứ trưởng?
Quyết định 24 cho phép coi giá điện hiện hành là cơ sở để điều chỉnh tăng hay giảm giá cho lần tiếp theo. Tâm lý người tiêu dùng bao giờ cũng muốn được giảm giá. Tuy nhiên, trong khi giá nhiên liệu tăng liên tục, giá điện của
Thứ trưởng nhận xét gì về khả năng sẽ tăng giá điện từ tháng 6 tới?
Quyết định 24 cho phép thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa 2 lần liên tiếp tối thiểu là 3 tháng. Như vậy, về lý thuyết một năm có thể điều chỉnh giá điện 4 lần. Giá điện chỉ được điều chỉnh khi ba thông số đầu vào (tỷ giá, giá nhiên liệu và cơ cấu nguồn điện phát) thay đổi từ 5% trở lên. Ba thông số này sẽ lấy theo các số liệu quá khứ. Ví dụ: trong các tháng 3, 4, 5 nếu các thông số này thay đổi khiến giá bình quân lớn hơn 5% thì từ tháng 6 sẽ xem xét điều chỉnh giá bán điện. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện còn phụ thuộc Bộ Công Thương xem xét trên cơ sở tác động của việc tăng giá điện có gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô hay không. Hiện nay chưa có cơ sở để khẳng định 1/6/2011 sẽ tăng giá điện hay không.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Bà Nguyễn Thanh Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính): Chưa trích lập Quỹ bình ổn giá điện Theo Quyết định 24 của Thủ tướng, Quỹ bình ổn giá điện sẽ lấy từ chi phí giá điện, Nhà nước sẽ sử dụng quỹ bình ổn giá điện và các giải pháp khác để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi tới ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Tuy nhiên, Quỹ bình ổn giá điện là vấn đề rất phức tạp và không như các mặt hàng khác. Nhất là hiện nay, EVN còn đang treo nợ rất nhiều khoản nên thời gian trước mắt chưa thể đưa vào giá bán điện. Bởi vì nếu áp dụng ngay Quỹ bình ổn giá, nhiều khả năng giá điện sẽ bị đội lên cao. Vì vậy, trước mắt, Bộ Tài chính chưa yêu cầu trích lập Quỹ bình ổn giá điện mà chỉ khi nào xử lý hết các khoản nợ đang treo của EVN thì mới đưa chi phí quỹ bình ổn vào giá bán điện. Ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN: Giá điện theo cơ chế thị trường sẽ cải thiện tình trạng thiếu điện Nếu giá điện được điều chỉnh theo cơ chế thị trường thì sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, người sử dụng sẽ phải tiết kiệm điện hơn, tình trạng thiếu điện sẽ được cải thiện. Giá các nguyên liệu đầu vào, tỷ giá sẽ được phản ánh vào giá điện và có cơ quan giám sát, công khai trên thị trường. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm vì giá điện không phải do riêng EVN đặt ra mà có sự giám sát của rất nhiều ngành quản lý Nhà nước. Hiện, EVN còn các khoản nợ treo do lỗ của năm 2010 là 8.000 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá đến 31/12/2010 là 17.000 tỷ đồng. Nếu hạch toán toàn bộ các khoản nợ này vào giá thành ngay thì giá điện sẽ tăng rất cao. Vì vậy, EVN đã đề xuất Chính phủ cho phép đưa dần vào giá điện để giảm sức ép cho người tiêu dùng. |