CôngThương - Thì chính từ lời các nhà quản lý thị trường. Mới hôm vừa rồi, một “ông” quản lý thị trường chả bảo giờ thì giá xăng Việt Nam cao hơn Campuchia mà. Phen này dân vận chuyển xăng chắc phải giải nghệ chuyển qua “chuyên môn” khác.
- Tôi thì lại nghĩ khác!
- Là sao?
- Vẫn biết qui luật của thị trường là “nước chảy chỗ trũng” nhưng điều đó với xăng chưa hẳn là đúng.
- Tại sao vậy?
- Khác với ở Việt Nam, giá xăng ở nhiều nước thay đổi theo giá xăng dầu thế giới. Thêm nữa nó còn phụ thuộc vào thuế nữa. Tôi đoán chắc với ông là tình hình yên ắng mà ông nói có khi chỉ là tạm thời thôi.
- Ơ, “nói có sách, mách phải có chứng” chứ?
- Có ngay đây. Hôm nọ có thông tin từ Thương vụ nước sở tại cho biết, giá xăng ở Campuchia cao hơn ở Việt Nam đấy. Không ít đâu. Những 3.000 đến 5.000 đồng một lít cơ!
- Sao thấy nhiều người vẫn bảo xăng dầu các nước láng giềng chảy ngược vào Việt Nam?
- Hoàn toàn không có chuyện đó. Dân buôn xăng dầu cũng nhiều mánh lới lắm. Họ cũng biết tung tin vịt để làm lạc hướng dư luận. Khi dư luận lắng xuống cũng là lúc cơn lốc buôn lậu xăng dầu qua đường biên lại bùng lên. Dân buôn lại “làm chủ” trong lúc các cơ quan chức năng nháo nhào hành động.
- Cho nên chưa thể có chuyện “ngủ yên” với những can xăng thẩm lậu qua đường biên?
- Đúng vậy. Nhưng sao ta không tính đến việc có những giải pháp căn cơ để triệt nọc nạn xuất lậu xăng dầu qua biên giới nhỉ?
- Hy vọng là khi giá xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường thì sẽ như vậy.
- Nhưng tôi nghĩ, chính việc luôn chủ động làm lành mạnh thị trường, thông tin giá cả chuẩn xác cũng cần để hướng tới việc vận hành đó chứ?
- Thế hiện giờ vẫn chưa thể “ngủ yên” với những can xăng xuất lậu mà!