Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Trái tim lớn đã ngừng đập, song sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một niềm tin và tinh thần gắn kết của dân tộc Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng để các thế hệ sau học tập

Sau khi có thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, "đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13h38', ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", đất nước như lặng đi. Gần 100 triệu con dân đất Việt, dù độ tuổi khác nhau, ngành nghề khác nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung 1 tâm trạng buồn, mất mát.

Nhiều người đã khóc!

Không ai bảo ai nhưng dù chưa đến Quốc tang, nhiều cơ quan báo chí đã chuyển măng sét sang màu đen. Nhiều lá cờ của công sở, doanh nghiệp, hộ gia đình trên cả nước có thêm dải băng đen. Nhiều chương trình vui chơi giải trí, sinh hoạt tập thể được chủ động huỷ bỏ. Thậm chí cả những chương trình livestream bán hàng của các tictocker cũng dừng.

Chỉ trong có mấy ngày nhưng đã có hàng chục nghìn tin/bài về Tổng Bí thư được đăng tải; các hãng truyền thông quốc tế đưa tin. Hàng chục nghìn video về cuộc đời, các bài phát biểu của Tổng Bí thư được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Hàng loạt cảm xúc, bài thơ, bài hát được phổ nhạc; hàng trăm bức hoạ được vẽ; Có hàng triệu alvaltar tài khoản cá nhân Facebook, zalo được thay bằng hình Tổng Bí thư trên nền băng đen hoặc hình cờ quốc tang.

Nhiều cơ quan tổ chức, trường học tổ chức mặc niệm trước khi bắt đầu chương trình làm việc.

Lãnh đạo nhiều quốc gia gửi điện chia buồn. Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân cùng đoàn lãnh đạo cao cấp đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam; gửi những lời chia buồn “kính trọng” với người đồng chí anh em.

Tổng thống Nga Putin cũng gửi lời chia buồn với cảm xúc buồn khó tả.

Nhiều nước anh em đã tuyên bố và thực hiện Quốc tang như Cu Ba, Lào…

Nước mắt thấm đẫm! Trời cũng buồn hơn!

Sự tiếc thương, kính trọng về một nhân cách lớn đang lan toả, bao trùm!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dường như có 1 “khoảng trống” không hề nhẹ về sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư trong mỗi con người Việt Nam và bạn bè quốc tế, dẫu vẫn biết rằng "sinh lão bệnh tử"!

Khi ông ra đi, người ta mới có dịp nhìn lại “di sản” mà ông đã để lại cho đất nước. Trước hết là sự phát triển kinh tế vượt bậc kể từ khi ông bắt đầu nhiệm kỳ Tổng Bí thư.

Thống kê của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 mới chỉ đạt khoảng 104,6 tỷ USD năm 2010 nhưng đến 2023, con số này đã lên 430 tỷ USD năm 2023. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng hơn 3,6 lần, từ 1.168 USD lên 4.284,5 USD.

Đó là sự bang giao, hội nhập, uy tín, thương hiệu, giá trị, vị thế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và được khẳng định dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng!

Cho đến nay, mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ ngày càng phát triển dù bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp nhưng nhờ quan điểm kiên định và đường lối "ngoại giao cây tre" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát huy tác dụng mạnh mẽ.

Và quả thật, sau gần 40 năm đổi mới, với 3 nhiệm kỳ ở cương vị Tổng Bí thư, từ một đất nước còn khó khăn, nhập siêu, hạ tầng nghèo nàn…chúng ta có quyền tự hào rằng "Đất nước chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” – như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn mong muốn đời sống của Nhân dân tốt hơn (Ảnh: Báo quân đội nhân dân)

Đó là hệ tư tưởng của đồng chí Tổng Bí thư được tiếp nối kế thừa từ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thông qua các chỉ đạo thông qua các bài phát biểu tại hàng chục nghìn hội nghị, sự kiện lớn nhỏ.

Tư tưởng, quan điểm, mong muốn, trăn trở của đồng chí luôn hướng về Nhân dân, về đất nước, dân tộc. Như lời Chủ tịch nước Tô Lâm đã tổng kết: Về Đảng, đồng chí khẳng định “Đảng ta phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”; “đường lối của Đảng mà không phản ánh được lợi ích của Nhân dân, của đất nước, của dân tộc, không phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, là đường lối sai lầm”, “liên hệ chặt chẽ với nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”.

Về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng chí khái quát “Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”, “mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội…, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, những người không may gặp khó khăn, cơ nhỡ.”

Đó là sự quyết tâm trong công cuộc phòng chống tham nhũng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh với tư tưởng “thà ít mà chất lượng”; là loại bỏ những cái xấu ra khỏi xã hội.

Chỉ trong giai đoạn 2012-2022, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên trong 2.740 tổ chức đảng, bị kỷ luật (trong đó có 7.390 người bị kỷ luật, xử lý do tham nhũng). Trong 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, có 4 ủy viên, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, 29 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương, 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Quan trọng hơn, đó là sự chí công vô tư, liêm khiết; là sự thức tỉnh ngọn đèn “đạo đức” “liêm sỉ”, “nhân cách” trong mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi con người Việt Nam.

Đó là danh dự, đạo đức, sự trong sạch, khiêm tốn, nhân cách lớn về mọi mặt, là tình cảm yêu thương, chăm lo thực lòng cho Nhân dân, đất nước. Tất cả vì tổ quốc, dân tộc Việt Nam.

Và chỉ khi Tổng Bí thư từ trần, nhiều người mới biết, hiểu hơn về một con người cách mạng suốt đời sống giản dị, thanh bạch và khiêm nhường!

Khó có thể kể hết những thành tựu và ngôn từ đẹp đẽ nhất đã dùng để ca tụng đường lối, quan điểm và việc làm, nhân cách, đạo đức của Tổng Bí thư như “Người đốt lò vĩ đại”, "Nhân cách lớn"… ; Khó có thể bày tỏ niềm tiếc thương này chỉ biết rằng, ông xứng đáng để người ta tôn thờ!

Tình cảm của Nhân dân, bạn bè quốc tế là minh chứng rõ nét cho điều đó.

Trong bài viết gần đây, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định: Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; khẳng định một nhân cách lớn, coi “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất,” giữ vững nguyên tắc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư” lối sống giản dị, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người..., được cán bộ, đảng viên và nhân dân kính trọng, tín nhiệm cao, tin tưởng và yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao.

Còn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đúc kết: Tổng Bí thư là người có tâm, có tầm, có kiến thức thực tiễn phong phú, có tầm nhìn xa, trông rộng trên nhiều lĩnh vực, vừa có tư duy lý luận sâu sắc, vượt trội, vừa có phương pháp lãnh đạo khoa học, chỉ đạo kiên quyết, nói đi đôi với làm; là Tổng tư lệnh của lòng dân, có lối sống giản dị, gần gũi với đồng bào, đồng chí, đồng nghiệp, cộng sự và cấp dưới.

Vâng, trái tim lớn đã ngừng đập! Từ nay đất nước mất đi “người đốt lò vĩ đại”, "một nhân cách" lớn... nhưng tin rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong lòng người Việt Nam; mãi mãi là tấm gương để các cán bộ, đảng viên soi rọi, thức tỉnh, rèn rũa về đạo đức, danh dự, để tiếp tục cống hiến công sức cho Tổ quốc, cho nhân dân!

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng của đông đảo nhân dân. Công nhân, nông dân và những người lao động Nga đã được giải phóng.
Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, ổn định giá những tháng cuối năm 2024.
Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Theo ĐBQH, khi điều tra, xử lý một số vụ án lớn xảy ra tại SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của 1 số cơ quan, trong đó có tổ chức kiểm toán.
Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XV đã bầu ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La với số phiếu tuyệt đối.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Công điện của Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Công điện của Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp để xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Từ câu chuyện của Trung Quốc, Dubai, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật Đầu tư đang sửa đổi theo hướng thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chiều ngày 6/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Kỳ họp thứ 8.
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Ngày 6/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Tập đoàn COMAC thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Tập đoàn COMAC thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp ông Ngụy Ứng Bưu - Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC), chiều 6/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lam Thiên Lập, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chiều ngày 6/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone tại Côn Minh, Trung Quốc.
Tập đoàn Trung Quốc về điện lực, năng lượng mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam

Tập đoàn Trung Quốc về điện lực, năng lượng mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam

Hai Tập đoàn Trung Quốc về điện lực và năng lượng là Hoa Điện và Energy China cho biết mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile từ ngày 9-12/11; thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12-16/11.
Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc các cơ sở tư nhân sử dụng hình thức mua sắm thông thường lại mua được một số thiết bị y tế giá rẻ hơn so với cơ sở công lập.
Đề nghị giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi)

Đề nghị giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 6/11, thảo luận tại Hội trường về dự thảo 4 Luật (sửa đổi), đại biểu đề nghị cần giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi).
Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thủ tướng đề nghị mở rộng quy mô hoạt động của ADB tại Việt Nam trong lĩnh vực tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu…
Chính thức khai mạc Đại hội Biển Đông Á 2024

Chính thức khai mạc Đại hội Biển Đông Á 2024

Sáng 6/11 tại thành phố Hạ Môn (Trung Quốc) Đại hội Biển Đông Á 2024 do PEMSEA và các quốc gia thành viên tổ chức đã chính thức khai mạc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công vào năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công vào năm 2025

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nối với Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là tuyến đường sắt quan trọng, dự kiến khởi công vào năm 2025.
Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung một số quy định mới sẽ góp phần rút ngắn thời gian trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư công.
Tại sao tăng vốn đầu tư công dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng?

Tại sao tăng vốn đầu tư công dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mỗi năm trung bình trượt giá 3%, tăng vốn đầu tư công cho dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng là phù hợp.
Luật Đầu tư công (sửa đổi):

Luật Đầu tư công (sửa đổi): 'Nóng' vấn đề phân cấp, phân quyền

Đại biểu Quốc hội nhất trí với việc cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tạo chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý đầu tư công.
Thủ tướng: Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Vân Nam lên mức 5 tỷ USD

Thủ tướng: Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Vân Nam lên mức 5 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam và Vân Nam nỗ lực đẩy mạnh hợp tác, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên mức 5 tỷ USD.
Thủ tướng dự Lễ hội Văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng dự Lễ hội Văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiều 5/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ hội Văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam tại Vân Nam.
Thủ tướng mong cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết

Thủ tướng mong cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động