Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 11:55

Chứng khoán hôm nay ngày 16/11: Nhận định thị trường và phân tích cổ phiếu TMD

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những phân tích, nhận định về khả năng chỉ số VN-INdex có thể xảy ra trong ngày 16/11 và cập nhật phân tích cổ phiếu TDM.

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/11

Các công ty chứng khoán đã có những phân tích và nhận định về những khả năng chỉ số VN-Index có thể xảy ra trong ngày 16/11 để nhà đầu tư tham khảo trước khi quyết định giao dịch trên thị trường.

Kết thúc phiên giao dịch trước đó, chỉ số VN-Index đang đóng cửa ở mức 911.90 điểm

Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Shinhan Việt Nam nhận định rằng, quan sát phiên giao dịch trước đó, làn sóng call margin đang tạo hiệu ứng "domino" trên thị trường và tâm lý bi quan tiếp tục nhấn chìm thị trường trong sắc đỏ. Dù vẫn có lực đỡ từ nhóm trụ như Vingroup (VIC, VHM, VRE), MSN, nhưng sắc xanh có vẻ khá hiếm hoi.

Chứng khoán Shinhan Việt Nam cho rằng, kênh giảm ngắn hạn đã bị xuyên thủng trong đẩy rủi ro giao dịch lên mức cao hơn. Ẩn số trong dòng tiền vẫn chưa có lời giải và thị trường cần thời gian để ổn định. Do đó, chiến lược phù hợp có lẽ tiếp tục đứng ngoài quan sát.

Dưới góc độ quan sát của Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC), thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm trong vài phiên tới. Đồng thời, áp lực bán giải chấp đang gia tăng ở nhóm cổ phiếu bất động sản và ảnh hưởng lan rộng ra các nhóm cổ phiếu là nguyên nhân chính khiến chỉ số VN-Index liên tục lao dốc và phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ quan trọng cho nên rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, mặc dù thị trường đang rơi vào trạng thái quá bán. Bên cạnh đó, các chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm cũng là điều đáng lưu ý.

FSC đánh giá thị trường chưa thể xác lập vùng cân bằng trong giai đoạn này. Do đó, thị trường vẫn có thể giảm điểm. FSC khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và hạn chế mua mới.

Theo quan điểm của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sự thiếu vắng dòng tiền và diễn biến tiêu cực của nhóm bất động sản vẫn là yếu tố rủi ro tạo áp lực giảm điểm lên thị trường trong giai đoạn này. Tuy vậy, việc VN-Index đang ở vùng định giá thấp P/E khoảng 10.x lần trong bối cảnh phần lớn các nhóm cổ phiếu đã ở trạng thái quá bán ngắn hạn được kỳ vọng sẽ giúp thị trường không xuyên thủng vùng hỗ trợ quan trọng quanh 900 điểm.

"Thị trường dự báo có thể tăng điểm trở lại từ vùng hỗ trợ quanh 900 điểm. Nhà đầu tư tiếp tục phân bổ nguồn lực để tham gia mua dò đáy với tỷ trọng thấp tại vùng 840-900 điểm. Lưu ý phân bổ thành vài lần giải ngân và tổng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục không quá 30%", BVSC khuyến nghị.

Phân tích cổ phiếu TDM

Công ty cổ phần chứng khoán Đà Nẵng (DSC) đã phân tích, nhận định về cổ phiếu TDM của Công ty cổ phần nước Thủ Dầu Một để nhà đầu tư có góc nhìn đa chiều về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp này, từ đó có những quan điểm đầu tư đúng đắn.

Theo DSC, TDM là một trong những doanh nghiệp nằm trong top đầu công ty cung cấp nước sạch ở khu vực Bình Dương.

TDM chủ yếu tập trung vào sản xuất nước sạch cung cấp cho Khu vực Nam Thủ Dầu Một thông qua kênh phân phối bán sỉ cho Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) qua đồng hồ tổng. Hiện nay công ty đang có 02 nhà máy nước bao gồm Nhà máy Nước Dĩ An (công suất 200.000 m3/ngày đêm) và Nhà máy Nước Bàu Bàng (công suất 60.000 m3/ngày đêm).

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận sau thuế Quý III của TDM tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ nhờ vào việc cắt giảm chi phí. Trong khi đó, doanh thu tài chính sụt giảm mạnh 98% (từ 87 tỷ đồng xuống còn hơn 2 tỷ đồng) do công ty không còn khoản cổ tức nhận được trong cùng kỳ dù TDM hiện đang sở hữu 37,42% cổ phần tại BWE.

TDM đã nâng công suất các nhà máy để tạo tiền đề tăng trưởng trong tương lai, trong đó nhà máy Dĩ An công suất 200.000 m3/ngày đêm và nhà máy Bàu Bàng công suất 60.000 m3/ngày đêm. Trong đó, TDM dang đầu tư tuyến ống nước thô về Bàu Bàng từ kênh Phước Hòa (D2500).

Bên cạnh đó, TDM đang mở rộng hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp ngành nước. Cụ thể, TDM dự kiến mua Công ty cổ phần Cấp nước Cần Thơ 2 với tỷ lệ sở hữu đạt 20-50%.

Song song với việc đẩy mạnh sản xuất, hoạt động mua bán, sở hữu các doanh nghiệp khác, TDM dự kiến chào bán 10 triệu cổ phiếu ra công chúng thông qua phương thức đấu giá tại HOSE từ quý 4/2022-1/2023 nhằm đầu tư vào các công ty ngành nước và bổ sung vốn lưu động.

Điểm nhấn trong cho khả năng phát triển của TDM là trong dài hạn nhu cầu nước sinh hoạt tại Bình Dương tăng trưởng 11,6% theo quy hoạch phát triển ngành nước giai đoạn 2020-2025.

Nhà máy Nước Dĩ An có công suất 200.000 m3/ngày đêm

Doanh thu thuần Quý III/2022 của TDM tăng trưởng 26% đạt gần 123 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng 36%, đạt mức 63,45 tỷ đồng, chủ yếu là do giá vốn hàng bán có mức tăng thấp hơn, chỉ khoảng 17% khiến cho biên lợi nhuận cải thiện từ 47,8% tăng lên 51,6% vào Qúy III/2022.

Lợi nhuận sau thuế của TDM trong Qúy III/2022 tăng 110% YoY (tăng trưởng qua từng năm), đạt hơn 54,41 tỷ đồng, chủ yếu là do các chi phí đồng loạt giảm, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 82% do không còn phát sinh chi phí mua vật tư y tế để ủng hộ phòng chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, sản lượng nước tiêu thụ và giá cung cấp nước sạch Quý III đã tăng lần lượt 17,5% và 8,5% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của TDM tăng 16%, thu về hơn 353 tỷ đồng. So với kế hoạch (doanh thu đạt 510 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 236 tỷ đồng), TDM đã thực hiện 62% mục tiêu lợi nhuận.

TDM đang được giao dịch ở mức P/E 11,39 lần, thấp hơn mức P/E trung bình 3 năm là 12,88 lần, chủ yếu là do chi phí giảm khiến lợi nhuận sau thuế tăng.

Trong năm 2020 và 2021, TDM đã trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 12%, tuy nhiên mức tỷ suất cổ tức so với giá ngày 30/12/2021 (ngày chia cổ tức) chỉ chiếm 4%. Như vậy, ở thị giá hiện tại mức cổ tức này vẫn chưa đủ hấp dẫn và nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng chiến lược đầu tư cầm dài nhận cổ tức.

Năm 2022, DSC ước tính doanh thu và lợi nhuận thuộc cổ đông công ty mẹ của TDM đạt lần lượt khoảng 480 tỷ (+15 % YoY) và 195 tỷ (-41% YoY), EPS 2022 là 1.940 đồng/cp, giá thị trường cổ phiếu/EPS kỳ vọng là 12,63 lần. Với kết quả kinh doanh được dự báo có phần giảm sút so với các năm trước như trên, DSC không đưa ra nhận định về mức giá mục tiêu cho cổ phiếu này.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Nghịch lý đằng sau dự đoán của thị trường Phố Wall về cuộc bầu cử Mỹ

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?