Thông tin đến Vuasanca , chuyên gia chứng khoán Đinh Quang Hinh (Chứng khoán VnDirect), cho rằng thị trường chứng khoán vừa có một tuần tăng điểm “mạnh hơn kỳ vọng trước đó” nhờ số liệu lạm phát tích cực tại Mỹ được công bố.
Hiện thị trường đang nghiêng về kịch bản Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất “lần cuối” trong cuộc họp tháng 7 tới (ngày 25-26/7) và sau đó giữ nguyên lãi suất tại vùng đỉnh 5,25-5,5% cho đến cuối năm 2023. Kịch bản này có phần tích cực hơn so với trước đó khi nhiều chuyên gia cho rằng FED có thể còn có nhiều hơn 1 đợt tăng lãi suất trong năm nay.
Diễn biến tích cực này đã cải thiện triển vọng của thị trường do giảm bớt một trong những rủi ro chính hiện nay là vấn đề tỷ giá. Bất chấp việc FED vẫn đang duy trì lãi suất cao, chỉ số DXY (dollar index) đang có một nhịp giảm về dưới ngưỡng 100 điểm và giúp giảm bớt áp lực tỷ giá lên tiền đồng.
Chuyên gia chứng khoán nhận định thị trường đang diễn biến tích cực nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo khi xuống tiền tránh rủi ro. |
Nhà đầu tư trong nước đã có thể yên tâm phần nào sau những biến động của tỷ giá trong nước trong những tuần gần đây. Do đó, tâm lý tích cực trên thị trường chứng khoán có thể duy trì trong tuần tới và chỉ số VN-Index có thể hướng đến vùng kháng cự mạnh 1.180-1.200 điểm (tương đương Fibonacci mức 1,618).
Trong xu hướng tăng của thị trường, nhà đầu tư nên áp dụng một số kỹ thuật sau: Thứ nhất nên hạ bớt tỷ trọng margin, tỷ trọng cổ phiếu khi gặp vùng kháng cự mạnh tuy nhiên không bán hết cổ phiếu mà giữ lại lượng cổ phiếu nhất định (ưu tiên những cổ phiếu đang có trend mạnh).
Thứ hai, hạn chế mua các cổ phiếu đã tăng mạnh hơn 20% và chưa tích lũy trở lại.
Thứ ba, với những mã đang vận động trên đường MA9 khi giải ngân vị thế các nhà đầu tư cần có kỉ luật cắt lỗ nếu cổ phiếu gãy xu hướng. Đặc biệt tránh việc khi cổ phiếu lỗ thì không tiến hành bán hạ tỉ trọng.
Thứ tư, dù thị trường trong trend tăng nhưng dòng tiền vẫn sẽ có sự luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu, vẫn sẽ có những cổ phiếu đã điều chỉnh xong, tích lũy trở lại và cho điểm mua tốt.
"Do đó, nhà đầu tư nên tránh tâm lý Fomo ở những cổ phiếu đã tăng nóng mà có thể tìm kiếm và giải ngân vào những cổ phiếu đã tích lũy trở lại xong và cho điểm mua tốt. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro mua vào sai nhịp dẫn tới thua lỗ và kẹp hàng, từ đó lại lỡ sóng ở cổ phiếu khác gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý đầu tư", ông Hinh khuyến nghị.
Theo các chuyên gia đến từ Chứng khoán Asean (Asean SC), thị trường phiên cuối tuần ghi nhận tăng điểm nhẹ với giá đóng cửa ở mức gần cao nhất trong ngày, trong bối cảnh thanh khoản tăng khá và cao hơn trung bình 20 phiên, cho thấy sự giằng co của bên mua và bên bán và dấu hiệu chững lại của đà tăng.
Asean SC cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ gặp rung lắc trong phiên tới.
"Dự báo trong phiên giao dịch tới, áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1.170 – 1.175 điểm có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng, để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.160 – 1.165 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.150 – 1.155 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày", chuyên gia Asean SC nhận định.
Nhiều tín hiệu khởi sắc
Chuyên gia Đinh Quang Hinh đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua diễn biến khởi sắc với 5 phiên tăng điểm liên tiếp trong tuần qua nhờ số liệu lạm phát tích cực tại Mỹ và áp lực tỷ giá hạ nhiệt.
Cụ thể, lạm phát tại Mỹ tháng 6/2023 giảm nhanh và thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế làm dấy lên kỳ vọng FED sẽ chỉ còn một đợt tăng lãi suất cuối cùng trong năm nay (trước đó thị trường lo ngại FED có thể còn 2-3 đợt tăng lãi suất nữa). Sau thông tin này, thị trường chứng khoán toàn cầu đã có diễn biến khá tích cực, đồng thời chỉ số đồng đô la (DXY) đã giảm xuống dưới mốc 100 điểm, qua đó giúp giảm bớt áp lực tỷ giá trong nước.
Những thông tin tích cực đó đã thúc đẩy dòng tiền “đang còn lưỡng lự trước đó” gia nhập thị trường và kéo chỉ số VN-Index dễ dàng vượt qua mốc 1.150 điểm. Nhóm ngành tiêu dùng-bán lẻ là tâm điểm của thị trường tuần qua sau khi chính sách giảm thuế VAT 2% chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, trong đó các cổ phiếu tiêu biểu của ngành như: MWG (+8,7%), PNJ (+9,3%) và DGW (+8,7%) đều tăng giá mạnh.
Đà tăng của thị trường còn được hỗ trợ bởi diễn biến tích cực của 2 ngành trụ cột là ngân hàng và bất động sản. Nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng có mức tăng khá, được dẫn dắt bởi BID (+5,5%), MBB (+4,9%) và CTG (+1,0%). Đồng thời, VHM (+4,4%), NLG (+15,5%) và NVL (+4,5%) cũng giúp ngành bất động sản có nhịp tăng ấn tượng.
Kết tuần, chỉ số VN-Index đóng của tích cực tại mốc 1.168,4 điểm (+2,7% sv tuần trước). Cùng lúc đó, chỉ số HNX-Iindex tăng 1,9% lên mức 230,2 điểm và chỉ số UPCOM-Iindex tăng 1,9% lên mức 86,3 điểm. Thanh khoản tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân của 3 sàn đạt 21.832 tỷ đồng (+21,7% so với tuần trước). Tuần này, khối ngoại bán ròng 1.023 tỷ đồng trên HOSE (-45% sv tuần trước).
Đồng quan điểm, nhóm chuyên gia đến từ Chứng khoán Đông Á cũng cho rằng thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giao dịch khởi sắc, nhất là ở nhóm bất động sản. Với tỷ trọng cao trong rổ chỉ số, nhóm bất động sản kéo VN-Index tăng vượt đỉnh 1.160 điểm. Thị trường chuyển sang giao dịch hưng phấn vào cuối phiên, thanh khoản tăng vọt và lan tỏa nhiều nhóm ngành. Giao dịch của khối ngoại quay lại trạng thái mua ròng sau khi bán ròng năm phiên liên tiếp. VN-Index đang giữ xu hướng tăng trung hạn, kháng cự ngắn hạn ở vùng 1200 điểm.
"Nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược giao dịch theo xu hướng, nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong tài khoản và dành một phần vốn trading ngắn hạn để tối ưu hiệu quả đầu tư. Danh mục quan tâm nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, xây dựng hạ tầng và vật liệu xây dựng", báo cáo DAS khuyến nghị.