Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 07:42

Chuyện bác “Bảy tôm”

Dáng người thấp, đậm, ngoài 70 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Nhiệm – Nguyên Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng (PC Sóc Trăng) vẫn rất minh mẫn, quyết đoán, làm việc vô cùng năng suất và đặc biệt đam mê với nghề nuôi tôm. Có lẽ vì vậy, anh chị em của PC Sóc Trăng vẫn yêu mến gọi ông là bác “Bảy tôm”.

16 năm lăn lộn cùng ngành Điện

Nhắc đến nghề nuôi tôm của Sóc Trăng hầu như ai cũng biết đến ông Nguyễn Văn Nhiệm, nguyên Giám đốc PC Sóc Trăng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, với biệt danh ông “Bảy tôm”.

Bởi ông là người khá đặc biệt, có tri thức, có tầm nhìn, lại có niềm đam mê bất tận với những vuông tôm, nên những gì liên quan đến tôm ở Sóc Trăng hầu như tên tuổi ông đều phủ sóng.

Tình yêu mãnh liệt ấy của ông tôi cảm nhận được rất rõ khi ông đứng trên vuông tôm, chỉ vào từng cánh quạt, chỉ vào từng chiếc mô tơ và chia sẻ rằng, tất cả những điều ấy ông làm là cho con tôm, và khi có lợi nhuận, ông cũng rất rõ ràng khi chia cho mình phân nửa, nửa còn lại, ông lại dành đầu tư cho tôm, vì ông bảo, “mình nuôi nó thì nó nuôi mình”.

Say sưa trao đổi với các chuyên gia về giải pháp nhân rộng mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm
Ông còn đặc biệt ở chỗ, từng làm việc cho điện lực ở chế độ ngụy quân ngụy quyền, nhưng khi chuyển sang làm việc cho chế độ XHCN, vì yêu cái định hướng lo cho dân nghèo của chế độ này mà ông không tiếc công sức đóng góp, gây dựng ngành Điện, đặc biệt là trong giai đoạn 16 năm ông làm Giám đốc tại PC Sóc Trăng.

Đó là giai đoạn từ 1992 đến 2008. Đây cũng là thời kỳ ngành Điện tích cực triển khai điện khí hóa nông thôn. Chủ trương là trước mắt cấp điện 1 pha cho đỡ tốn tiền. Bản thân gia đình ông cũng nuôi tôm, sớm nhìn trước sự phát triển của ngành tôm sẽ cần có điện 3 pha, nên ông Bảy đã không quản ngại ngược xuôi ra Bắc, vào Nam, xin Tập đoàn, xin Điện lực miền Nam cho PC Sóc Trăng cơ chế để đầu tư điện 3 pha. Dần dần, PC Sóc Trăng kéo được điện 3 pha vào sâu các khu nuôi tôm, trở thành hình mẫu của các tỉnh khác trong đầu tư hệ thống điện sản xuất.

Không chỉ chạy đường dây trung thế, PC Sóc Trăng còn lắp các trung tâm phụ tải để giảm hao hụt, tổn thất trên đường dây; lắp tụ bù để nâng cao hệ số cos phi; xây dựng trạm hạ thế, rồi từ đây các hộ kéo dây về các vuông tôm, cung cấp điện chạy quạt tạo ô xi nuôi tôm.

Tóm gọn lại chỉ là mấy dòng, nhưng để làm được như vậy là sự đóng góp nhọc nhằn, trăn trở của bao thế hệ PC Sóc Trăng mà cho đến hôm nay, những thế hệ lãnh đạo tiếp theo của PC Sóc Trăng vẫn đang kế thừa và phát huy những thành tựu của những năm trước, đưa PC Sóc Trăng phát triển rực rỡ hơn, thành công hơn.

Điện về đến đâu, bộ mặt Sóc Trăng đổi thay đến đó. Ông Bảy kể: “Hồi xưa điện lực không biết vụ nuôi tôm công nghiệp, chỉ lo điện cho tưới cà phê. Khi tui trình bày với Ban Kinh doanh của Tập đoàn về điện cho nuôi tôm, họ bắt đầu cho chỉ tiêu điện tăng dần. Rồi làm từng bước, từng bước. Bây giờ cả tỉnh cùng lo vì tôm đã thành sản phẩm chủ lực”.

Ông Bảy vẫn còn nhớ như in vụ đưa điện vượt sông sang Cù Lao Dung. Năm 1998, Sóc Trăng vẫn còn Cù Lao Dung chưa điện khí hóa. Mà đây là mảnh đất rất tiềm năng, thổ nhưỡng tốt, trồng được nhiều loại cây có giá trị cao như cà phê, mía, tiêu… Tuy nhiên, chi phí để kéo điện vượt sông Hậu quá đắt. Tổng Giám đốc của EVN lúc đó là ông Lê Liêm đã trực tiếp vào đàm phán với UBND tỉnh Sóc Trăng, cuối cùng tỉnh đồng ý hùn vốn một nửa, nửa còn lại EVN lo nốt, năm đó Cù Lao Dung có điện sản xuất.

Đến năm 2016, PC Sóc Trăng tiếp tục đầu tư thêm trạm biến áp 110 kV ngay trên đảo, cung cấp ổn định nguồn điện để bà con chuyển đổi hướng kinh doanh sang nuôi tôm. Hiện giờ, diện tích nuôi tôm tại Cù Lao Dung đang tăng rất nhanh hàng năm. Cây mía trước là sản phẩm chủ lực nay đã nhường chỗ cho con tôm lên vị trí số 1.

Ông Bảy kết luận chắc nịch “nhờ có đường điện 3 pha bài bản như vậy mà đến nay diện tích nuôi tôm công nghiệp của Sóc Trăng mới cao. Công của ngành Điện lớn lắm”.

Dân nghèo vốn ít thì “lực bất tòng tâm”

Là người làm điện, nên khi nghỉ hưu, ông dành hết tâm sức để nuôi tôm và đem những hiểu biết của mình áp trên vuông tôm.

Tháng 3/2010, khi đang làm Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, ông Bảy đã ký Dự án “Chuẩn hóa các yếu tố đầu vào, quy trình nuôi và thương hiệu ngành tôm Sóc Trăng” với Công ty TNHH Việt Âu (TP Hồ Chí Minh).

Cũng trong năm này, ông ký thỏa ước phối hợp nuôi tôm sạch với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhằm chuẩn hóa ngành nuôi tôm sạch, thân thiện môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của xuất khẩu, nâng cao giá trị cho con tôm Sóc Trăng.

Chả thế mà người ta nhà có người đi tây thì gửi tiền về, còn ông lo gom góp tiền nuôi tôm gửi ngược sang cho vợ con đang định cư bên Mỹ được ăn học đàng hoàng.

Không chỉ vậy, ông còn tích cực vận động các hộ nuôi tôm xóa bỏ câu phụ mà đầu tư kéo dây, lập trạm để sử dụng điện nuôi tôm được an toàn, bởi hơn ai hết ông hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn khi người dân câu móc điện tùy tiện.

Ông cũng tự mày mò các giải pháp để tiết kiệm điện. Chương trình thí điểm“Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm hiện đang sử dụng thiết bị hiệu suất thấp giai đoạn 2016-2017” của PC Sóc Trăng khởi đầu cũng là nhờ ý tưởng của ông. Đến khi PC Sóc Trăng triển khai, ông không chỉ nhận hỗ trợ giải pháp sử dụng gối đỡ con lăn thay thế gối đỡ chữ U (tiết kiệm 15,2%) mà còn tự đầu tư đồng bộ cả đồng trục, con lăn và bộ truyền động mô tơ nên lượng điện năng tiết kiệm lên tới gần 50%.

Vuông tôm của ông Bảy đang bảo dưỡng chuẩn bị xuống giống vụ mới
Khi chúng tôi đến thăm, ông chỉ tay vào các vuông tôm của mình quả quyết “năm nay tui sẽ tiếp tục đầu tư hết số diện tích còn lại, tổng cộng khoảng 20 ha tôm gia đình đang nuôi. Tui mê cái đồng bộ này lắm, lời dữ quá mà, thu hồi vốn rất nhanh, sao không đầu tư”.

Về phía PC Sóc Trăng cũng khẳng định, các hộ nuôi tôm công nghiệp thì khi thấy lợi ích là hăng hái tham gia và tự đầu tư liền, còn các hộ cá thể thì rất khó khăn. Đôi khi hỗ trợ năm trước, năm sau không có hỗ trợ họ cũng bỏ, không làm tiếp.

Ở đây cũng có đánh giá ý thức của người dân kém, nhưng ông Bảy lại nghĩ khác. Ông cho rằng, người dân biết cả, nhưng do số vốn tích lũy quá thấp, tiền vay ngân hàng thường dành cho giống, cho thức ăn, cho thuốc chống bệnh nên không thể đầu tư thêm vào các thiết bị hiệu suất cao để tiết kiệm. Ông bảo, nói ý thức kém thì tội nghiệp người nông dân, họ biết mà không làm được phải chịu vì không có vốn, thật là “lực bất tòng tâm”.

Cần có mô hình ESCO cho người nuôi tôm

Lúc nào ông Bảy cũng băn khoăn, làm thế nào để các hộ nông dân có thể sử dụng điện tiết kiệm và an toàn. Vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và cuộc sống của họ.

Vì thế, việc ngành Điện hỗ trợ triển khai thí điểm tiết kiệm điện trong nuôi tôm được ông nhiệt liệt ủng hộ.

Tuy nhiên, điều ông trăn trở là người nông dân không có vốn thì làm thế nào để triển khai được. Không có vốn, họ phải dùng các loại vật tư rẻ tiền trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường. Không có vốn, họ phải làm liều, câu điện 1 pha về ruộng tôm và đối mặt với nhiều rủi ro…

Vì thế, mong muốn của ông Bảy là nhiều bộ, ngành cùng ngồi lại với nhau để tìm cách tháo gỡ cho người nông dân. Từ việc tuyên truyền giáo dục cho người dân, tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ các thiết bị, vật tư trên thị trường, đến xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm an toàn điện. Tránh tình trạng Sở Công Thương đến lập biên bản xong để đó, dân không biết sợ.

Dàn quạt theo mô hình tiết kiệm điện đang ngày đêm cung cấp ô xi cho tôm
Rồi ngân hàng vào cuộc cho vay vốn. Mặt khác, phải kêu gọi cả các đơn vị cơ khí vào cuộc, nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mô tơ, hộp số có độ bền cao, đặc thù dành cho nuôi tôm nước lợ. Theo ông Bảy, nuôi tôm là vật lý học, là hóa học, là sinh học, là quang học, cho nên muốn phát triển thì các ngành phải cùng tham gia giải quyết.

“Giá như phát triển được mô hình ESCO, có doanh nghiệp đầu tư rồi cùng chia sẻ lợi nhuận với người dân, thì có thể việc tiết kiệm điện trong nuôi tôm sẽ nhân rộng được và hiệu quả sẽ vô cùng lớn” – ông Bảy đề xuất.

Đây cũng là một hướng đề xuất hay đáng để các nhà quản lý lưu tâm nếu muốn lan tỏa hiệu quả của mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm trong thời gian tới.

Hồ Nga - Tapchislyers.com xuất bản ngày 20/04/2018

tapchislyers.com

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc