Chuyển đổi số báo chí Việt Nam: Hiện thực hoá những mục tiêu hiện đại Chuyển đổi số trong báo chí: Nhanh chóng hoàn thành chiến lược |
Xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ đã và đang tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động báo chí. Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - chia sẻ về vấn đề này với phóng viên Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.
Thưa ông, thời đại công nghệ 4.0, xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tạo cơ hội, kỳ vọng cũng như đặt ra những thách thức như thế nào đối với hoạt động báo chí?
Báo chí cách mạng Việt Nam thời gian qua đã có những bước đi nắm bắt xu thế của báo chí thế giới với rất nhiều sáng tạo, kịp thời truyền tải thông tin đến mọi tầng lớp độc giả, khán thính giả.
Tuy nhiên gần đây, xu thế người dùng chuyển sang nền tảngkỹ thuật số (digital) ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, khả năng tiếp cận các nền tảng truyền thống, đặc biệt là báo in trở nên càng khó khăn. Và khi người dùng đã di chuyển một cách hết sức tự nhiên sang các nền tảng số thì yêu cầu chuyển đổi số với cơ quan báo chí càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Ông Lê Quốc Minh phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề "Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" Ảnh: Báo Nhân Dân |
Trước xu thế chuyển đổi số, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, báo chí sẽ không tồn tại được khi mà người dùng đã tiếp cận các nền tảng hiện đại; nền tảng truyền thống không thể giữ được kết nối với độc giả, khán thính giả. Khi không có được sự kết nối, đương nhiên sứ mệnh, vai trò cung cấp thông tin không thực hiện được. Kèm theo đó, chúng ta không thể duy trì được các hoạt động của tòa soạn, cũng như không thể tạo nguồn thu và sẽ mất kết nối với người dùng.
Trong bối cảnh trên, các cơ quan báo chí giờ đây chỉ có mỗi con đường, đó là buộc phải tự xác định đi nhanh hay đi chậm trong quá trình này. Kinh nghiệm cũng cho thấy, nếu cơ quan báo chí dám chấp nhận rủi ro, dám đi đầu, dám thử nghiệm, dám chấp nhận "bị sai lầm", sẽ có khả năng đi nhanh và nắm bắt được cơ hội nhiều hơn. Còn nhiều cơ quan báo chí vẫn duy trì thái độ chờ đợi, sẽ khó nắm bắt cơ hội. Vì rõ ràng, người đi sớm sẽ khó khăn hơn nhưng khả năng tiếp cận lượng lớn độc giả, khán thính giả, khả năng tạo nguồn thu từ những cách thức hoạt động kiểu mới, kinh doanh kiểu mới sẽ cao hơn.
Chúng ta phải nhận thấy, con đường chuyển đổi số không phải là dễ dàng, nhưng cũng không phải quá khó khăn. Nhiều người cho rằng, chuyển đổi số đòi hỏi nguồn lực lớn nên với cơ quan báo chí quy mô vừa và nhỏ tài chính hạn chế sẽ khó đầu tư cho chuyển đổi số. Nhưng có người chủ quan cho rằng, khi đã có website, ứng dụng cho điện thoại di động và một số hoạt động khác của tòa soạn sử dụng các công cụ kỹ thuật số thì đã là chuyển đổi số xong.
Theo tôi, hai quan điểm, suy nghĩ trên đều không đúng. Chúng ta phải khẳng định rằng, chuyển đổi số không đơn thuần là mua sắm thiết bị công nghệ, hay là phần mềm. Đây chỉ là câu chuyện chuyển đổi về mặt tư duy. Khi chúng ta chuyển từ tư duy làm báo kiểu cũ sang làm báo theo tư duy kiểu mới, đó là dành ưu tiên cho làm báo kỹ thuật số thì toàn bộ hoạt động của tòa soạn sẽ thay đổi theo. Số hóa sẽ làm thay đổi quy trình sản xuất, thông tin phát hành, quy trình kinh doanh nội dung, thậm chí để chuyển đổi số thành công, tòa soạn phải tạo ra sản phẩm mới, văn hóa mới trong tòa soạn.
Chu trình chuyển đổi số không chỉ một lần là xong, mà là một sự tiếp nối từ chu trình này đến chu trình khác. Mặt khác, để chuyển đổi số thì vai trò của ban lãnh đạo và người đứng đầu hết sức quan trọng. Những nghiên cứu đã chỉ ra, với những cơ quan báo chí mà người đứng đầu và ban lãnh đạo hiểu rõ về chuyển đổi số, cơ hội thành công sẽ cao hơn. Đồng thời, thành công trong chuyển đối số còn phụ thuộc vào lực lượng nhân sự, cũng như chuẩn bị sẵn và chờ đón sự phát triển trong tương lai khi trang bị cho đội ngũ nhân lực những kỹ năng, công cụ số hiệu quả.
Ngoài ra, chúng ta phải hướng tới việc biết phân tích, sử dụng số liệu, dữ liệu lớn cũng như nắm được xu thế công nghệ số khác của tương lai. Nhưng xét cho cùng, đó vẫn là sự dẫn dắt về mặt tư duy, định hướng sản xuất nội dung, sử dụng công cụ, công nghệ chúng ta hướng tới.
Trong xu thế của chuyển đổi số cũng như các đòi hỏi mới, với cá nhân mỗi người làm báo, theo ông, nên chú trọng điều gì để giữ gìn văn hóa báo chí và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, hiệu quả và nhân văn?
Với người làm báo ngày nay, không chỉ đơn thuần là những người viết tốt, biết chụp ảnh đẹp, biết quay phim hiệu quả. Nhà báo phải biết tác nghiệp đa năng, có các kỹ năng đồ họa, biết một chút về công nghệ… Tất cả điều này đều đúng.
Dù vậy, rốt cục chúng ta cũng phải trở lại những đòi hỏi mang tính nguyên tắc của nhà báo. Đó là, một người làm báo, ngoài có kiến thức chung, nền tảng, phông văn hóa phải nắm chắc các lĩnh vực mình được phân công theo dõi. Ngoài ra, nhà báo phải biết sử dụng được các cách thức làm báo hiện đại bởi tác nghiệp hiện nay không như trước đây chỉ dùng cây bút, quyển sổ, máy tính nữa mà đòi hỏi nhiều kỹ năng khác mà người làm báo phải nắm bắt kịp các kỹ năng đó.
Mặt khác, người làm báo còn đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, tính chuyên nghiệp từ lâu được coi là yếu tố đặt lên hàng đầu, nhưng không chắc rằng người làm báo hiện nay hiểu thế nào là chuyên nghiệp. Ở đây, chuyên nghiệp là từ việc chuẩn bị nội dung, đến đúng giờ, trang phục, trao đổi với người phỏng vấn đến việc xây dựng tuyến thông tin, sự bàn bạc trao đổi giữa các phòng, ban để thực hiện chương trình; đồng thời là cách thức hợp tác với các đối tác công nghệ. Tất cả yếu tố đó mới tạo nên một người làm báo chuyên nghiệp và cả tòa soạn cũng phải xây dựng cách thức hoạt động chuyên nghiệp.
Điều hết sức quan trọng đối với người làm báo hiện nay chính là trách nhiệm xã hội trong việc thể hiện nội dung nhân văn và có đạo đức nghề nghiệp… Đây là trụ cột cần thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh chạy đua thông tin trong thời đại công nghệ số. Rõ ràng, càng vội vàng thì càng dễ sai sót, không kiểm chứng thông tin thì sẽ dễ sa vào bẫy tin giả. Nhà báo, cơ quan báo chí nếu đưa thông tin sai lệch sẽ bị mất niềm tin của đọc giả và nếu để mất niềm tin, sẽ mất hết, vì báo chí tồn tại được là dựa trên niềm tin của đọc giả.
Với Vuasanca , ông có chia sẻ gì thêm trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay?
Trước làn sóng chuyển đổi số, hoạt động báo chí một là đi theo xu hướng chung, hai là đi theo thị trường ngách. Với một tờ báo kinh tế như Vuasanca , tôi cho rằng, báo đang có thế mạnh của thị trường ngách. Do vậy, thay vì đi theo mô hình vấn đề gì cũng đăng tải sẽ rất khó để chạy đua với các tờ báo quy mô lớn, quy mô toàn quốc. Cụ thể, nên tập trung vào đối tượng đọc giả, đối tượng quảng cáo và đối tượng được đưa tin phù hợp với mô hình hoạt động. Khi đi sâu vào thị trường ngách, cơ hội cạnh tranh với báo khác sẽ rõ nét hơn và sẽ có cơ hội phát triển và thành công hơn.
Xin cảm ơn ông!