Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Tăng cường tiêu thụ nông sản trên nền tảng số

Sơn La là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Hiện, tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với 84.000ha cây ăn quả các loại, sản lượng khoảng 455 nghìn tấn/năm. Phần lớn vùng trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đang được quản lý bởi các hợp tác xã (HTX), với các xã viên là người DTTS.

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản
Tỉnh Sơn La có diện tích cây ăn quả lớn nhất miền Bắc. (Ảnh - ST)

Theo số liệu của Liên minh HTX tỉnh Sơn La, toàn tỉnh hiện có 838 HTX dịch vụ nông nghiệp. Với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, những năm gần đây, các HTX trên địa bàn Sơn La đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa sản xuất nông nghiệp của huyện từ manh mún, nhỏ lẻ sang ứng dụng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, tỉnh Sơn La có hơn 200 HTX ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các chuỗi nông, lâm, thủy sản bền vững.

Ông Lê Tiến Lợi, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh xác định, sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm là một trong những ưu tiên của tỉnh, nhất là tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thương mại điện tử. Vì thế, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ các HTX tăng cường ứng dụng CNTT để chủ động tham gia nền kinh tế số.

Từ năm 2022 đến nay, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp tổ chức các hội nghị tập huấn cho trên 400 lượt doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh về các văn bản quy phạm pháp luật và các kiến thức cần thiết khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử. Phối hợp với các sàn thương mại điện tử, như buudien.vn, Sendo, Voso tổ chức Chương trình “Ngày đặc sản Sơn La”, Hội chợ triển lãm trực tuyến tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP. Hướng dẫn các HTX của các huyện, Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu và Thành phố thực hành tạo lập gian hàng và kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội.

Bên cạnh đó, tỉnh đã trực tiếp hỗ trợ 15 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, thiết kế các website; tư vẫn hỗ trợ xây dựng 3 phần mềm quản lý khách hàng phục vụ cho việc quảng bá, kinh doanh sản phẩm cũng như hỗ hỗ trợ quản lý khách hàng. Hỗ trợ cung cấp dịch vụ về đăng ký làm thành viên VIP của Cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN cho 9 đơn vị; hỗ trợ xây dựng bộ thương hiệu trực tuyến 10 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử quốc tế, như Alibaba.com, EC21.com, Agrimp.com và Google Adwords...

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Liên minh HTX tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Phát triển kinh tế hợp tác, Liên minh HTX Việt Nam vừa phối hợp tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số cho 200 cán bộ, quản lý, thành viên các HTX và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Là một trong những HTX được hưởng lợi từ chương trình chuyển đổi số, HTX nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn trồng gần 100 ha thanh long theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP; liên kết với hơn 100 hộ tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu trồng 100 ha thanh long ruột đỏ, sản lượng mỗi năm đạt trên 2.500 tấn. Các thành viên HTX tích cực quảng bá, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội. Bà Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc HTX, chia sẻ: Hiện nay, các thành viên HTX thành lập nhóm Zalo, Facebook để trao đổi kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường. Hằng năm, HTX xuất khẩu 600 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Pháp, Anh, Nga, Hàn Quốc.

Tích cực đào tạo kỹ năng chuyển đổi số cho bà con

Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Sơn La đang diễn ra rất nhanh và mạnh trong các khâu, từ quá trình sản xuất, nuôi trồng đến truy xuất nguồn gốc và bán hàng, tạo thông tin minh bạch trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, đã và đang làm thay đổi cách quản lý, phương thức sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, hình thành một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản
Tận dụng nền tảng trực tuyến để kết nối tiêu thụ nông sản. (Ảnh - ST)

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La có hơn 72.800 hộ nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số và tạo tài khoản trên sàn thương mại điện tử; có 846 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ dân số được phủ sóng 3G đạt 80,52%, phủ sóng 4G đạt 81,43%.

Thông qua mạng xã hội và các nguồn thông tin trên internet đã làm thay đổi thói quen, lối sống, tư duy sản xuất, kinh doanh truyền thống, góp phần phát triển kinh tế số và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp. Bên cạnh việc tận dụng nền tảng trực tuyến để kết nối tiêu thụ nông sản, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp nông dân tiếp cận dữ liệu về khoa học-kỹ thuật mới, thay đổi quy trình sản xuất theo hướng hiện đại, tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm.

Để thích ứng với chuyển đổi số, việc tập huấn, nâng cao kỹ năng số cho nông dân là yêu cầu cấp thiết đang được tỉnh Sơn La chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Qua đó, ngoài chủ động học hỏi nâng cao vai trò của mình trong chuyển đổi số nông nghiệp, nông dân còn có thể chủ động lên sàn thương mại điện tử để giao lưu với người mua, giới thiệu những đặc tính khác biệt của sản phẩm để có giá trị cao hơn.

Xuyến Chi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động