Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 19:01

Chuyên gia chỉ ra 10 giải pháp đột phá phát triển kinh tế xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế - Tài chính gợi mở 10 giải pháp tạo đột phá phát triển kinh tế xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
P

Còn tư duy “kinh tế địa phương” lấn át tư duy “kinh tế vùng"

Tại Diễn đàn Kinh tế - Tài chính năm 2023 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng chiều 17/3, Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế - Tài chính, Thành viên Hội đồng chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đã chỉ ra nhiều hạn chế của trong phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (tỉnh Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Bình Định).

TP. Đà Nẵng đang là 1 trong 2 địa phương của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được áp dụng cơ chế đặc thù

Theo TS. Cấn Văn Lực, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí chiến lược về kinh tế, an ninh, đối ngoại; có tiềm năng lớn về khoáng sản, năng lượng, kinh tế biển và du lịch. 2/5 địa phương của vùng là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang được áp dụng cơ chế đặc thù. Vùng cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, vùng cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế lớn như quy mô kinh tế nhỏ, GRDP/người, mật độ kinh tế và năng suất lao động còn thấp; hạ tầng kinh tế - xã hội chưa hoàn chỉnh, đồng bộ; du lịch, kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng; quy mô năng lực doanh nghiệp còn nhỏ…. Nhất là vai trò hạt nhân, đầu tàu, dẫn dắt chưa rõ nét, chưa có địa phương nào thật sự phát huy vai trò “hạt nhân”, có sức lan tỏa toàn Vùng.

Nguyên nhân của những tồn tại này đến từ xuất phát điểm của vùng thấp, hệ thống thể chế chưa phù hợp với thực tiễn phát triển của vùng. Bên cạnh đó, chưa có quy hoạch thay thế Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vì thế, hầu hết các chỉ tiêu chung của vùng giai đoạn 2016 – 2020 chưa đạt; chưa có chính sách, cơ chế đủ mạnh, hiệu quả để để tạo đột phá cho Vùng và các địa phương (mới có một số cơ chế, ưu đãi cho Đà Nẵng, Huế). Ngoài ra, các địa phương trong vùng còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng.

Đặc biệt, còn tồn tại tư duy “kinh tế địa phương” lấn át tư duy “kinh tế vùng”. Thực tế thời gian qua cho thấy, liên kết Vùng bị động, chưa mang tính tổng thể (mới chỉ là phép cộng cơ cơ học, lỏng lẻo; hoạt động của Ban chỉ đạo, Hội đồng điều phối Vùng hầu như chưa phát huy; còn mâu thuẫn, xung đột lợi ích).

TS. Cấn Văn Lực gợi ý vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thể tiên phong trong tăng trưởng xanh để tạo đột phát kinh tế - xã hội cho toàn vùng và phát triển bền vững

10 giải pháp đột phá phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, TS. Cấn Văn Lực đề xuất 10 giải pháp tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Theo TS. Cấn Văn Lực, cần nhanh chóng xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thay thế quy hoạch năm 2014. Quy hoạch mới này phải thống nhất với Quy hoạch phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tầm nhìn 2045 như tại NQ 26/NQ-TW ngày 3/11/2022; phù hợp với Quy hoạch từng Tỉnh; hệ thống chỉ tiêu khoa học, phù hợp với thực tiễn trên cơ sở tư vấn của Hội đồng Vùng.

Đáng chú ý, TS. Cấn Văn Lực đặt vấn đề có nên chăng phân lại, mở rộng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó, bổ sung thêm một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có tiềm lực kinh tế mạnh; số lượng 7-9 tỉnh.

Song song với đó, thể chế hóa cơ chế liên kết Vùng, có hệ thống chỉ tiêu về liên kết vùng như liên kết về quy hoạch, cơ sở hạ tầng, phát triển công – nông nghiệp - dịch vu, nguồn lực, liên kết nội vùng và với các vùng lân cận…

Với tiềm năng lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thể tiên phong trong tăng trưởng xanh. Lấy phát triển kinh tế biển gắn với công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái vào và nông nghiệp sinh thái làm động lực tăng trưởng; cân bằng 3 yếu tố kinh tế - xã hội với văn hóa và môi trường.

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế đặc thù (tạo nguồn thu để lại cho ngân sách địa phương, tỷ lệ điều tiết về trung ương; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa); thí điểm hình thức thu hút đầu tư, kinh doanh mới; tiếp tục tạo cơ chế và môi trường hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân, quốc tế.

Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và gắn kết liên vùng. Đồng bộ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa, phát triển hệ thống logistics kết nối thuận tiện với cảng biển, sân bay, hệ thống nhà xưởng, bến bãi thúc đẩy lưu thông, xuất khẩu....

Ngoài ra, cơ cấu lại và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; Đa dạng các nguồn ực tài chính cho phát triển kinh tế Vùng như ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, vốn ODA, vốn vay ưu đãi, và đề xuất thành lập Quỹ phát triển vùng; Tạo đột phá về thu hút nhân lực chất lượng; cải cách thủ tục, bộ máy hành chính của mỗi địa phương, kết hợp với hoàn thiện cơ chế, chế tài điều phối Vùng hiệu quả; Ưu tiên phát triển nhân lực, dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học công nghệ chất lượng cao.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố