Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 12:28

Chuyên gia chỉ ra sai lầm của cha mẹ khiến con tổn thương ống tai và màng nhĩ

Theo chuyên gia, việc lấy ráy tai nếu không cẩn trọng có thể làm tổn thương màng nhĩ của trẻ, từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng nghe.

Ráy tai là lớp chất bẩn tự nhiên được hình thành trong ống tai để bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi bẩn, côn trùng và vi khuẩn. Tuy nhiên, việc lấy ráy tai cho trẻ không đúng cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trả lời về việc có nên lấy ráy tai cho trẻ hay không, BSCKI Vũ Thị Thanh Bình, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Đa khoa Quốc tế Việt Nga khẳng định: "Không nhất thiết phải lấy dáy tai cho trẻ bởi đó là phản ứng sinh lý bình thường. Ống tai cũng như da, có tiết nhầy, tiết mồ hôi và ráy tai là lớp chất bẩn tự nhiên được hình thành trong ống tai để bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi bẩn, côn trùng và vi khuẩn".

Do đó, việc nhiều cha mẹ thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ là điều không cần thiết. Chuyên gia cũng khuyến cáo động tác vệ sinh tai cho trẻ nên hết sức thận trọng tránh tổn thương tai. Thậm chí, việc lấy ráy tai sai cách còn vô tình làm đẩy sâu các chất bẩn đó vào bên trong.

BSCKI Vũ Thị Thanh Bình khuyến cáo tuyệt đối không nên lấy ráy tai ở những nơi không có chuyên môn như tiệm làm tóc

Những sai lầm hay mắc phải khi cha mẹ vệ sinh tai cho con

Sử dụng tăm bông: Đây là sai lầm phổ biến nhất. Tăm bông có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai, thậm chí làm trầy xước hoặc thủng màng nhĩ.

Dùng các vật sắc nhọn: Việc sử dụng các vật sắc nhọn như kẹp tóc, tăm nhọn, móc tai... để lấy ráy tai cho trẻ có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho ống tai và màng nhĩ.

Vệ sinh tai quá thường xuyên: Vệ sinh tai quá thường xuyên có thể làm mất đi lớp ráy tai bảo vệ, khiến tai dễ bị khô và ngứa.

"Chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp ráy tai nhiều quá bít tai, làm viêm ống tai hoặc khó nghe. Lúc này, thính lực của trẻ có thể bị giảm. Cảm giác tắc nghẽn hoặc giảm thính lực có thể tăng sau khi trẻ tắm hoặc bơi, do nút ráy tai gặp nước trương to lên. Trường hợp nút ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ, trẻ có thể mất khả năng nghe tạm thời. Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai để quá lâu có thể khiến bé chậm nói", bác sĩ Bình nhấn mạnh.

Việc nhiều cha mẹ thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ là điều không cần thiết. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để lấy ráy tai để không gây tổn thương bên trong tai cho bé, tuyệt đối không nên lấy ráy tai ở những nơi không có chuyên môn như tiệm làm tóc.

Thực tế, nhiều trường hợp đã phải tìm tới Đa khoa Việt Nga để xử lý sau khi lấy ráy tai ở quán cắt tóc, spa bị trầy xước và tổn thương ống tai gây ra các bệnh như nhọt ống tai, viêm ống tai.

"Khi bệnh nhân được đưa đến Đa khoa Việt Nga, bệnh đã chuyển nặng sang một loại khác khó xử lý hơn. Do vậy, tuyệt đối không nên lấy ráy tai cho trẻ em khi không có chuyên môn y tế về việc lấy ráy tai", chuyên gia nói.

Những lưu ý khi vệ sinh tai cho con

Các phụ huynh lưu ý bảo vệ sức khỏe cho trẻ bằng cách lấy ráy tai đúng cách và đưa con đi khám bác sĩ khi cần thiết. Trong hầu hết trường hợp, ráy tai sẽ tự bong ra khỏi ống tai theo thời gian. Cha mẹ chỉ cần lau nhẹ bên ngoài tai bằng khăn mềm và ẩm, tránh để nước vào tai trẻ, không cho trẻ ngoáy tai bằng các vật sắc nhọn. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách vệ sinh tai phù hợp cho từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu như đau tai, chảy dịch tai, ù tai, sưng đỏ tai, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức; không tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc các phương pháp điều trị khác mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Bình cũng khuyến cáo vào thời điểm giao mùa như hiện nay, khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản cấp,... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn.

Theo chuyên gia này, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở có máy nội soi ống mềm để trẻ hợp tác hơn trong quá trình khám bệnh.

Nhật Lê
Bài viết cùng chủ đề: chăm sóc y tế

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh