Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 10:39

Cơ chế, chính sách “trói” vốn ODA

6 tháng đầu năm 2015, vốn ODA giải ngân thấp hơn 38% so với cùng kỳ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Hoàn thành Nhà ga T2- Nội Bài đã góp phần đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Giải ngân ì ạch

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút 1.590 triệu USD vốn ODA. Trong đó, vốn vay là 1.573 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại là 17 triệu USD. Cùng kỳ năm 2014, Việt Nam thu hút được 2.254 triệu USD vốn ODA, trong đó vốn vay là 2.217 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại là 37 triệu USD. Như vậy, 6 tháng đầu năm 2015, thu hút vốn ODA chỉ bằng 70,54% so với cùng kỳ 2014.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, kể từ khi trở thành nước có thu nhập trung bình, Việt Nam khó khăn hơn trong việc thu hút ODA. Các nhà tài trợ song phương đã thay đổi chính sách viện trợ đối với Việt Nam theo hướng giảm dần, hoặc chấm dứt viện trợ, điển hình như Thụy Điển, Anh, Bỉ… Ngay Nhật Bản, là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam cũng cắt giảm viện trợ không hoàn lại những năm gần đây.

Đáng nói hơn, trong lúc thu hút vốn ODA đang trở nên khó khăn hơn thì việc giải ngân lại kém hiệu quả. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ giải ngân được 1.917 triệu USD, trong đó vốn vay là 1.736 triệu USD và ODA viện trợ không hoàn lại là 181 triệu USD. Con số trên thấp hơn rất nhiều mức 3.000 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014.

Đồng bộ các giải pháp

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Giải ngân vốn ODA 6 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ bởi thiếu các khoản vay giải ngân nhanh, trong khi cùng kỳ năm 2014, các khoản giải ngân nhanh của Chương trình Tín dụng hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh (EMCC), Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SPRCC)… lên tới gần 500 triệu USD.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến việc giải ngân ODA 6 tháng đầu năm thấp là do thiếu các quy định, quy chuẩn về sử dụng ODA; sự khác biệt về quy trình, thủ tục thực hiện dự án giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Ngoài ra, nguồn vốn đối ứng thiếu và chính sách giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập cũng góp phần làm chậm quá trình giải ngân.

Để đạt được mục tiêu giải ngân bằng, hoặc cao hơn mức 5.655 triệu USD của năm 2014, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần đồng bộ các giải pháp. Cụ thể: Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, công bố các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sử dụng nguồn vốn ODA; phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình vận động, chuẩn bị dự án, đàm phán ký kết thực hiện dự án. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản, chủ dự án và các nhà tài trợ tăng cường giám sát chặt chẽ các dự án thuộc danh sách chậm tiến độ; tổ chức thường xuyên các cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện, xác định và kịp thời xử lý các vướng mắc nảy sinh…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị: Cần có cơ chế cụ thể riêng cho chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, đặc biệt đối với các dự án lớn, công trình trọng điểm… nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ODA.

Việt Nam còn khoảng 20 tỷ USD vốn ODA của các nhà tài trợ ký kết chưa được giải ngân. Đây là sự lãng phí rất lớn.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: vốn ODA

Tin cùng chuyên mục

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại