Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 08/11/2024 16:07

Cơ hội bắt đáy

Từ đầu tháng 9 đến nay đã diễn ra khá nhiều thương vụ thoái vốn của cổ đông ngoại. Việc thoái vốn diễn ra mạnh mẽ hơn được lý giải một phần là do một số quỹ đầu tư sắp hết thời hạn hoạt động, tái cơ cấu danh mục, nhưng cũng mở ra cơ hội cho nhà đầu tư khác gia nhập thị trường.

Vốn ngoại rút ra khỏi hàng loạt doanh nghiệp

Quỹ đầu tư Red River Holding (RRH) đã bán thành công hơn 3,6 triệu cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT. Theo đó, RRH không còn là cổ đông lớn của FPT khi tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,38% (24,7 triệu cổ phiếu) xuống còn 4,58% (21 triệu cổ phiếu) kể từ ngày 9/9/2016. Trước đó, RRH cũng đăng ký thoái 2 triệu cổ phiếu tại CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) và chuyển nhượng hơn 3 triệu cổ phiếu cho công ty con tại Thủy sản Minh Phú (MPC)…

Quỹ Mekong Enterprise Fund II LTD (MEF II) đăng ký bán hơn 2,7 triệu cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư thế giới di động từ ngày 21/9 đến ngày 20/10. Nếu đợt thoái vốn tại MWG thành công, ước tính, MEF II sẽ thu về trên 360 tỷ đồng. Bên cạnh đó, quỹ cũng dự kiến thoái bớt các khoản đầu tư tại CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), FPT, CTCP Đầu tư Nam Long (NLG)…

Dragon Capital cũng vừa công bố về việc quỹ này đã bán ròng 200.000 cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát, giao dịch kết thúc vào ngày 13/9. Tổng số cổ phần HPG do nhóm 7 quỹ đầu tư thuộc quản lý của Dragon Capital nắm giữ đã giảm 42,2 triệu cổ phần xuống còn 42 triệu cổ phần. Sau giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital đã giảm từ 5,01% xuống 4,98%, đồng nghĩa với việc quỹ này không còn là cổ đông lớn tại Hòa Phát.

Không riêng Dragon Capital, mà nhiều quỹ như Deutsche Bank, Private Equity New Markets II K/S, VinaCapital… cũng thực hiện thoái vốn tại HPG tính từ đầu năm đến nay, với tổng khối lượng bán ròng lên đến 14,3 triệu cổ phiếu.

Trước đó, Quỹ ASPL V6 Ltd cũng thực hiện thoái 1,7 triệu cổ phiếu NLG, nhằm giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 2,75%, tương đương với 3,9 triệu cổ phần. ASPL V6 Ltd từng là một trong các cổ đông lớn của NLG với mức sở hữu lên đến gần 15,6 triệu cổ phiếu NLG, tương ứng 16,32% vốn.

Có đáng ngại?

Việc thoái vốn của các cổ đông ngoại liên tục trong thời gian qua đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý thị trường khi dòng vốn ngoại có dấu hiệu “xa dần” thị trường Việt Nam. Song theo nhìn nhận của một số chuyên gia tài chính, có thể hiểu đơn giản là sau một thời gian đầu tư, khi thị giá cổ phiếu đã ở mức cao thì các quỹ hiện thực hóa lợi nhuận.

Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK Maybank KimEng nhìn nhận, cổ đông ngoại có xu hướng thoái vốn tại một số doanh nghiệp niêm yết từ đầu năm, nhưng diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian qua do thời điểm hết hạn hoạt động của một số tổ chức tài chính, quỹ đầu tư đã cận kề (trong vòng 1 - 2 năm tới). Ngoài ra, một số quỹ thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư của mình, chuyển sang các cơ hội đầu tư mới.

Theo ông Khánh, điểm khá thuận lợi cho các quỹ ngoại thực hiện thoái vốn là thị trường chứng khoán đang tăng trưởng tốt, nên việc bán ra dễ dàng hơn các thời điểm khác.

“Nếu dòng vốn ngoại tiếp tục rút ra với tốc độ mạnh hơn trong thời gian tới sẽ là tín hiệu khá xấu, bởi nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư nội, vốn đang hào hứng trong lúc này. Đặc biệt, việc khối ngoại rút ra tập trung vào các bluechips hàng đầu sẽ tác động trực tiếp đến xu hướng của thị trường”, ông Khánh nói.

Quan sát biến động chứng chỉ của các quỹ ETF lớn, nhiều CTCK nhận định, chưa thấy dấu hiệu của dòng tiền nóng rút ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, ngay cả tại các cổ phiếu bị bán ròng mạnh thì lực cầu đối ứng của các nhà đầu tư trong nước vẫn rất chủ động, thể hiện khá rõ ở việc thị trường vẫn duy trì được đà tăng trong những phiên vừa qua.

Việc các quỹ ETF liên tục rút vốn và khối ngoại bán ròng mạnh trong những tuần qua khiến thị trường có chút lo ngại. Tuy nhiên, diễn biến thoái vốn của các quỹ đầu tư ngoại vẫn thực hiện theo chu kỳ. Giai đoạn tháng 9 thường là giai đoạn quỹ ETF rút ròng hoặc nếu có mua thì chỉ mua nhẹ trên thị trường Việt Nam. Ngày 16/9, các quỹ ETF đã hoàn tất hoạt động tái cơ cấu danh mục và đây là đợt cơ cấu mạnh mẽ nhất của các quỹ ETF trong vài năm qua. Giá trị bán ròng của khối ngoại trong phiên cuối cùng đã lên đến 1.500 tỷ đồng, nhưng dòng tiền trong nước vẫn hấp thụ khá tốt.

Cùng với việc nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết bị cổ đông ngoại thoái vốn, nhiều mã vốn hóa lớn giảm giá do ETF bán ra, chỉ số chung toàn sàn và các mã vốn hóa nhỏ hơn đã chịu tác động tiêu cực. Ngay cả các bluechip như VCB, VNM, SHB… cũng không nằm ngoài xu hướng giảm giá và đây là cơ hội cho nhà đầu tư bắt đáy cổ phiếu.

Theo Tin nhanh Chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Nghịch lý đằng sau dự đoán của thị trường Phố Wall về cuộc bầu cử Mỹ

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng