Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành nông nghiệp
Năm nay, Bộ cũng sẽ hoàn thành xác định giá trị doanh nghiệp để tiếp tục tiến hành cổ phần hóa với Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Vinafood 1 và Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Hạ Long.
Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hoàn thành cổ phần hóa 12 doanh nghiệp nhà nước, song vẫn còn 6 doanh nghiệp chưa hoàn thành quyết toán vốn nhà nước lần 2 để bàn giao sang công ty cổ phần, bao gồm: Tổng công ty Rau quả nông sản, Tổng công ty Chè Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH nhà nước MTV Tư vấn và Đầu tư phát triển rau hoa quả, Công ty Xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi, Công ty Cổ phần (CTCP) Thuốc thú y Trung ương (Vetvaco).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang yêu cầu 6 doanh nghiệp này khẩn trương hoàn tất quyết toán vốn nhà nước lần 2.
Ở mảng thoái vốn nhà nước, các nhà đầu tư cũng có nhiều cơ hội khi ngay trong quý I/2017, Bộ hoàn thành bán vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp, gồm Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – CTCP, Tổng công ty Mía đường II – CTCP, CTCP Đầu tư và phát triển ngô Việt Nam, Công ty TNHH Tư vấn và chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Thủy lợi).
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – CTCP (Nhà nước nắm 51% vốn), CTCP Thuốc Thú y Trung ương Navetco (Nhà nước nắm 65% vốn), CTCP Thuốc thú y Trung ương Vetvaco (Nhà nước nắm 65% vốn), Bộ sẽ thoái vốn theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2017-2020, Chính phủ sẽ thoái vốn Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp với 2.190 tỷ đồng vốn đầu tư (theo giá trị sổ sách). Riêng năm 2017, Chính phủ thực hiện thoái vốn với giá trị sổ sách dự kiến là 1.643 tỷ đồng.
Cụ thể, các doanh nghiệp thoái vốn năm 2017 là Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) với số vốn thoái là 320 tỷ đồng (giá trị sổ sách), dự kiến thu về 322 tỷ đồng.
Tổng công ty Cà phê Việt Nam thoái hơn 108 tỷ đồng, dự kiến thu về chỉ đạt 56 tỷ đồng. VRG thoái 895 tỷ đồng, dự kiến thu về 1.130 tỷ đồng. Tổng công ty Lương thực miền Nam thoái 259 tỷ đồng, dự kiến thu về 207 tỷ đồng…