Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 05/11/2024 03:36

Cơ hội nâng tầm gạo Việt

Ngày 10/10/2018, tại Hà Nội, Bộ Công Thương sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo Việt Nam - sự kiện thuộc Hội nghị Thương mại gạo thế giới. Đây là cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) gạo tìm kiếm sự hợp tác; đồng thời, định vị rõ ràng, nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. 

Nhận thức được tầm quan trọng của mặt hàng lúa gạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp điều hành sản xuất và XK lúa gạo, bảo đảm an ninh lương thực, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ hoạt động XK. Nhờ đó, nhiều năm qua, gạo giữ vững vị thế là một trong những mặt hàng XK chủ lực và Việt Nam luôn đứng Top 3 nước XK gạo lớn nhất thế giới.

Gạo giữ vững vị thế là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Tuy nhiên, những năm gần đây, do nguồn cung gạo thế giới dư thừa từ Thái Lan và Ấn Độ nên gạo XK Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt trên thế giới và khu vực. Đồng thời, các nước nhập khẩu lớn có xu hướng đa dạng hóa nguồn cung, tìm những đối tác nhập khẩu gạo với giá rẻ để hạ giá sản phẩm. Các đối thủ cạnh tranh lớn như Thái Lan hay Ấn Độ đã coi gạo là một trong những sản phẩm quốc gia chủ lực để quảng bá hình ảnh không chỉ về gạo mà cả về con người, đất nước, gây sức ép cạnh tranh lớn đến gạo Việt Nam. Chưa kể, mặc dù gạo của Việt Nam đã có mặt tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính và yêu cầu, đòi hỏi chất lượng cao nhưng gạo Việt Nam vẫn chưa được biết đến tại nhiều nước mà chỉ thông qua các nhà phân phối của nước sở tại.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 155/TB-VPCP ngày 27/4/2015 của Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương xác định xúc tiến thương mại là nhiệm vụ trọng tâm, Cục Xuất nhập khẩu đã được lãnh đạo Bộ Công Thương giao nhiệm vụ là đơn vị chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại gạo.

Cuối tháng 3/2018, đại diện của The Rice Trader (TRT) – đơn vị tổ chức Hội nghị Gạo thế giới thường niên - đã có cuộc làm việc với Cục Xuất nhập khẩu, đề nghị phối hợp, hỗ trợ tổ chức Hội nghị Thương mại gạo thế giới tại TP. Hà Nội vào tháng 10/2018. Đây là một trong những hội nghị uy tín nhất thế giới về lĩnh vực thương mại gạo. Nhằm tận dụng uy tín của hội nghị, Cục Xuất nhập khẩu dự kiến tổ chức Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo Việt Nam năm 2018 với chủ đề "Triển vọng sản xuất và thị trường XK gạo Việt Nam" tại Hà Nội vào ngày 10/10, ngay trước ngày TRT tổ chức Hội nghị Thương mại gạo thế giới. Đây được đánh giá là cơ hội rất cần thiết bởi mang lại cơ hội cho DN kinh doanh, XK gạo Việt gặp gỡ, tìm hiểu các đối tác, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của DN hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, hội nghị còn giúp các DN XK gạo Việt nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ hay Campuchia. Ngoài ra, hội nghị dự kiến thu hút các DN, tập đoàn, hệ thống siêu thị chuyên nhập khẩu, kinh doanh, phân phối các sản phẩm gạo như COFCO (Trung Quốc), Bernas (Malaysia)… nhằm mở rộng cơ hội tiêu thụ cho hạt gạo.

Đặc biệt, với việc đơn vị tổ chức là Bộ Công Thương, hội nghị thu hút các nhà quản lý chính sách của các nước truyền thống có vai trò quyết định trong việc nhập khẩu gạo như Philippines, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc…

Mục tiêu của hội nghị là củng cố và duy trì thị phần gạo Việt tại các thị trường có truyền thống như Philippines, Malaysia, Indonesia…; phát triển thị phần tại thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc; mở rộng thị phần tại thị trường khu vực châu Âu, châu Mỹ La tinh; tìm kiếm cơ hội duy trì quảng bá hình ảnh sản phẩm gạo tại các thị trường Singapore, Hồng Kông, EU…
Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng