Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Bên cạnh những tiềm năng lớn, ngành rau quả Việt Nam đang có nhiều thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Cơ hội ‘vàng’ cho ngành rau quả Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế Xác lập kỷ lục mới, ngành rau quả tăng trưởng trong khó khăn Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dư địa lớn để xuất khẩu rau củ quả sang Trung Quốc

Chiều 12/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo với chuyên đề "Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc".

Phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết: "Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới. Do đó nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, đặc biệt là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt".

Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam chia sẻ trực tuyến tại hội thảo. Ảnh Phương Cúc

Theo các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây quan trọng của thế giới và cho Trung Quốc nói riêng. Việt Nam có diện tích trồng cây ăn quả khoảng 1,2 triệu ha với tổng sản lượng khoảng trên 14 triệu tấn thu hoạch hàng năm.

Do điều kiện địa lý, Việt Nam nằm cạnh một thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất thế giới. Hàng năm nhập khẩu hơn 15% sản lượng nông sản trái cây xuất khẩu của toàn thế giới (rau quả 17 tỷ USD trở lên), đó là thị trường Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu này hằng năm đều có tăng trưởng từ 10% ít nhất.

Hiện Việt Nam đang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc một số loại trái cây đặc sản như sầu riêng, mít, thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, măng cụt, chanh dây. Ngoài ra có thêm khoai lang, cây xạ đen. Kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, riêng Trung Quốc là 3,63 tỷ chiếm gần 65% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Năm 2024 dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ khoảng 7,5 tỷ USD, riêng Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ, chiếm khoảng 70% khối lượng.

Trong khi đó, theo ông Đặng Phúc Nguyên, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các sản phẩm nông sản rau quả sạch, an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, giá thành hợp lý. Đây cũng chính là điểm mạnh của rau quả Việt Nam. Trong khi, nhiều loại trái cây Việt Nam như sầu riêng, thanh long, chuối, mít, xoài, chanh dây, vải… được người tiêu dùng Trung Quốc biết đến và ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và chất lượng không thua kém các nước xung quanh.

Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc giúp giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt xuất khẩu như ACFTA (Trung Quốc và các nước ASEAN), RCEP.

Ngoài ra, các cửa khẩu ở biên giới Việt Nam nằm rất gần các chợ đầu mối bên Trung Quốc. Do đó đã rút ngắn rất nhiều thời gian vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến chợ tiêu thụ phía Trung Quốc, giảm đáng kể chi phí logistics so các nước khác. Kể cả các cảng biển ở Trung Quốc cũng rất gần các cảng Việt Nam nhất. Điều này giúp tăng thêm tính cạnh tranh cho ngành hàng rau quả Việt Nam.

Cũng nói về tiềm năng xuất khẩu của ngành hoa quả Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thành Thực - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri nhấn mạnh: "Hiện nay có nhiều tập đoàn giống rau củ của Trung Quốc muốn sang phát triển tại Việt Nam. Đây cũng là một cơ hội tốt khi chúng ta chưa có khả năng phát triển giống rau củ , nếu các công ty Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc rõ ràng từ giống và quy trình, năng suất cao, giá thành thấp ... sẽ thuận lợi hơn cho quá trình đàm phán xuất chính ngạch vào Trung Quốc".

Khi Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, doanh nghiệp lưu ý gì?

Mặc dù Việt Nam có nhiều thuận lợi xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là rau củ quả sang thị trường Trung Quốc, song Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, tại thị trường Trung Quốc cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh từ các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia, Úc...và một số nước ở Nam Mỹ như Chi Lê, Peru, Ecuador... nhất là hàng rau quả sản xuất trong nước của Trung Quốc như chuối, thanh long, vải, nhãn, bưởi, gừng, tỏi...

Mặt khác, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Trung Quốc ngày càng nghiêm ngặt, thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải cập nhật và đáp ứng được các yêu cầu này. Các quy định về phytosanitary (vệ sinh thực vật) và kiểm dịch động thực vật của Trung Quốc khá phức tạp mất thời gian. Hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam phải có mã số vùng trồng do hải quan Trung Quốc (GACC) kiểm tra cấp. Các cơ sở chế biến, đóng gói cũng phải đăng ký xin mã số của hải quan Trung Quốc cấp sau khi kiểm tra nghiêm ngặt.

Do đó, việc tìm kiếm khách hàng và xây dựng kênh phân phối tại Trung Quốc cũng là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đa số hàng rau quả Việt Nam được bán cho các thương lái nhỏ lẽ của Trung Quốc tập trung nhiều ở biên giới phía Bắc Việt Nam. Doanh nghiệp Việt chưa thâm nhập sâu vào thị trường sâu trong nội địa và các tỉnh, khu vực phía Bắc Trung Quốc.

Nhằm mở rộng thị trường cho rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công Thương) đã đưa nhiều khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt.

Trong đó, ông Kiên lưu ý doanh nghiệp nên chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, tránh trường hợp mất thương hiệu ở thị trường nước bạn. Bên cạnh đó, tuân thủ quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm-kiểm dịch, bao bì, truy xuất nguồn gốc; xúc tiến, tích cực tận dụng tuyến vận tải đường sắt liên vận Việt Nam-Trung Quốc.

"Việc xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo tiếng, có hiểu biết về văn hóa Trung Quốc là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin thị trường nước bạn rõ hơn", ông Kiên cho biết.

Bên cạnh đó, ông Kiên lưu ý doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm và khai thác thị trường B2B và B2C Trung Quốc thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Tiềm năng xuất khẩu rau củ quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc
Sầu riêng là "quán quân" trong nhóm hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ)

Về phía hiệp hội, để tận dụng tối đa tiềm năng và vượt qua các thách thức, theo ông Đặng Phúc Nguyên, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa.

Thứ nhất, nắm bắt thời vụ sản xuất hàng rau quả nội địa của Trung Quốc để có biện pháp đối phó hoặc điều chỉnh lịch sản xuất xuất khẩu hàng của Việt Nam tránh bị cạnh tranh như thanh long, Chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu; nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu tư vào công nghệ sản xuất, chế biến, áp dụng các kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; du nhập hoặc nghiên cứu các công nghệ tiên tiến bảo quản, chế biến rau quả nhằm tạo điều kiện tối ưu kéo dài thời gian "bán hàng" cho sản phẩm rau quả Việt Nam.

Thứ hai xây dựng thương hiệu và thực hiện truy xuất nguồn gốc. Tạo dựng hình ảnh tốt cho sản phẩm rau quả Việt Nam trên thị trường Trung Quốc nhằm chiếm trọn niềm tin người tiêu dùng Trung Quốc vào chất lượng sản phẩm rau quả Việt Nam thông qua thực hành sản xuất tốt như VietGap, Global Gap. Các sản phẩm phải bao bì đẹp, nhãn mác rõ ràng và dễ dàng truy xuất nguồn gốc xuất xứ tạo sự an tâm cho khách tiêu dùng .

Thứ ba, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường và mặt hàng. Từ đó, phối hợp với các thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc để không chỉ tập trung vào các chợ đầu mối mà có thể mở rộng thêm đến các siêu thị lớn, các thị trường ngách sâu trong nội địa hơn. Chú ý khai thác các tỉnh, khu vực địa phương phía Bắc Trung Quốc như Sơn Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải…

Thứ tư, hợp tác với các đối tác. Kết hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc để cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng và phân phối các sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.

Đỗ Nga - Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024

Từ ngày 20 – 23/11, sẽ diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024.
Doanh nghiệp ngành điện tử cần tận dụng lợi thế,

Doanh nghiệp ngành điện tử cần tận dụng lợi thế, 'đón sóng' FTA

Là ngành có triển vọng khi Việt Nam đón sóng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn nhưng hiện ngành điện tử còn đối diện với nhiều thách thức.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơ khí, tiếp cận thị trường tiềm năng

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơ khí, tiếp cận thị trường tiềm năng

Các sản phẩm cơ khí hiện đang trên đà phát triển, tuy nhiên, thách thức cùng với năng lực cạnh tranh vẫn là vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Sắp diễn ra Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội

Sắp diễn ra Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội

Từ ngày 14 - 17/11, tại huyện Thạch Thất, sẽ diễn ra Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội năm 2024.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Long An sẽ tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Long An sẽ tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Ngày 14/11 tới, tỉnh Long An sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024.
Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha.
Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Hàng trăm sản phẩm thuộc 42 bộ sản phẩm của 32 doanh nghiệp, cơ sở trong tỉnh Khánh Hòa được trưng bày, giới thiệu tại hội nghị kết nối cung - cầu.
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Sáng 7/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc năm 2024 quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp về dược liệu...
Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Tại triển lãm quốc tế Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2024, khách tham quan được nếm nhiều hương vị quốc tế từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á.
Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Sáng 6/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024.
Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.
Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động