Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 13:25

Cơ quan của Quốc hội “thúc” tiến độ một số nhiệm vụ trong phòng, chống tham nhũng

Tại Nghị quyết số 75/2022/QH15, Quốc hội yêu cầu xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến 2030 và Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Không chỉ việc xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 chậm mà theo Thường trực Ủy ban Pháp luật thì kết quả thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập còn hết sức hạn chế.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hộivừa hoàn thành báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với lĩnh vực thanh tra.

Ảnh minh họa

Tại Nghị quyết số 75/2022/QH15, Quốc hội yêu cầu khẩn trương xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 và kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Báo cáo thẩm ra cho biết, để thực hiện nhiệm vụ này, Thanh tra Chính phủđã tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 do 1 Phó Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo. Đây là một Chiến lược rất quan trọng nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế - xã hội và phòng chống tham nhũng; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.

Chiến lược còn nhằm xây dựng văn hóa liêm chính; phòng ngừa tham nhũng trong khu vực trong và ngoài nhà nước; phát hiện, xử lý tham nhũng; thu hồi tài sản tham nhũng; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy hợp tác quốc tế và thực thi có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 đã ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo , trong đó xác định tiến độ hoàn thành dự thảo Chiến lược và hồ sơ trình Chính phủ là trước ngày 31/3/2023.

Tuy nhiên, theo Báo cáo của Chính phủ, đến thời điểm hiện tại Ban Chỉ đạo mới hoàn thiện dự thảo mà chưa trình Chính phủ thông qua Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 là chậm so với yêu cầu theo Kế hoạch (dự kiến ban hành và triển khai trong Quý IV/2023), Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận xét.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 để đáp ứng yêu cầu của công cuộc phòng, chống tham nhũng cũng như thực thi có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời.

Với lĩnh vực thanh tra, nhiệm vụ được Quốc hội giao còn là nghiên cứu, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; sau năm 2025, thực hiện chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập bằng việc sử dụng công nghệ số, dữ liệu số; ban hành Bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với Bộ, ngành trung ương.

Thường trực Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh, đây là những nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, kết quả thực hiện những nhiệm vụ này còn hết sức hạn chế.

Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ mới hoàn thiện dự thảo Kế hoạch xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; ban hành Bộ chỉ số và hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh, xây dựng dự thảo Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với Bộ, ngành trung ương.

Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Thanh tra Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, xây dựng và đưa vào hoạt động Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng, chống tham nhũng tiêu cực và Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập để đáp ứng yêu cầu chậm nhất là trong năm 2025 phải kiểm soát 100% tài sản, thu nhập bằng công nghệ số, dữ liệu số.

Đồng thời sớm ban hành Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với Bộ, ngành trung ương trên cơ sở Bộ chỉ số và hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh đã ban hành trước đó làm căn cứ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các Bộ, ngành và địa phương.

baodautu.vn
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư