Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được thực hiện nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. Việc bình chọn các sản phẩm được mang Biểu trưng Thương hiệu quốc gia tiến hành 2 năm một lần, bình chọn lần đầu vào năm 2008. Kết thúc thời hạn hai năm kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia ký quyết định công nhận, sản phẩm phải được bình chọn lại để được tiếp tục mang Biểu trưng Thương hiệu quốc gia theo quy định.
Biểu trưng Thương hiệu quốc gia có tựa đề Giá trị Việt Nam (Vietnam Value) được trao cho các sản phẩm đã có thương hiệu riêng, đáp ứng được các tiêu chí do Chương trình quy định.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 23/11/2003. Chương trình được thực hiện nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập.
88 doanh nghiệp có sản phẩm bình chọn là Thương hiệu quốc gia được chia thành 16 nhóm ngành hàng khác nhau. Cụ thể:
Nhóm hàng cơ khí, máy móc, cơ khí gồm 8 doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Thống Nhất; Công ty Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần ôtô Trường Hải; Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tấn Á; Công ty cổ phần Kềm Nghĩa...
Nhóm ngành hàng dệt may, da giày gồm 10 doanh nghiệp: Công ty TNHH May thêu giày An Phước; Tổng công ty cổ phần Phong Phú; Tổng công ty May nhà bè-CTCP; Tổng công ty may Việt Tiến, Tổng công ty May 10; Công ty cổ phần Đồng Tiến...
Nhóm ngành hàng điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông gồm 9 doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thiết bị điện; Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam; Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận...
Nhóm ngành hàng đồ gốm, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ có một doanh nghiệp là Công ty TNHH Minh Long I.
Nhóm ngành hàng đồ trang sức, kim hoàn, đá quý gồm 3 doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn; Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận; Công ty cổ phần tập đoàn Đá quý DOJI.
Nhóm ngành hàng dược phẩm, hóa mỹ phẩm gồm 4 doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dược phẩm OPC; Công ty cổ phần Traphaco; Công ty cổ phần Dược Danapha; Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen.
Nhóm ngành hàng giấy, văn phòng phẩm, bao bì gồm 3 doanh nghiệp: Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà; Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long; Công ty cổ phần Ngọc Diệp.
Nhóm ngành hàng năng lượng, khoáng sản gồm 2 doanh nghiệp: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam; Tổng công ty Khí Việt Nam-CTCP.
Nhóm ngành hàng nhựa, cao su, hóa chất gồm 7 doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh; Công ty cổ phần Công nghiệp cao su Việt Nam; Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông; Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng; Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong...
Nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản gồm 6 doanh nghiệp: Công ty Lương thực Tiền Giang; Công ty cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang; Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời; Công ty cổ phần phát triển Hùng Hậu...
Nhóm ngành hàng tài chính, ngân hàng, bảo hiểm gồm 5 doanh nghiệp: Ngân hàng CPTM Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng...
Nhóm ngành hàng thực phẩm, đồ uống gồm 11 doanh nghiệp: Sabeco, Habeco, Vinamilk, Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa, Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát; Công ty cổ phần sữa TH...
Ngoài ra còn nhóm ngành hàng thương mại dịch vụ với 4 doanh nghiệp, vận tải du lịch với 3 doanh nghiệp, vật tư nông nghiệp 3 doanh nghiệp, xây dựng - vật liệu xây dựng- bất động sản với 9 doanh nghiệp.