Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối hay hủy bỏ hiệu lực khi bị bên thứ ba đăng ký chiếm giữ là hành trình chưa bao giờ đơn giản.
Bắc Giang: Chuyển cơ quan điều tra vụ 24.000 sản phẩm giả nhãn hiệu nổi tiếng Hải Dương: Chuyển Cơ quan điều tra vụ việc buôn bán hàng giả nhãn hiệu qua mạng xã hội Hà Giang: Tiêu hủy gần 500 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối hay hủy bỏ hiệu lực khi bị bên thứ ba đăng ký chiếm giữ là hành trình chưa bao giờ đơn giản, đặc biệt, trong bối cảnh, chủ nhãn hiệu đích thực chưa kịp đăng ký nhãn hiệu tại thị trường mà họ hướng đến. Tuy nhiên, một công ty của Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công trong cuộc chiến giành lại nhãn hiệu của họ thông qua thủ tục hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu khi bị bên thứ ba đăng ký với dụng ý xấu tại Liên minh châu Âu. Điều đáng nói, công ty Thổ Nhĩ Kỳ chưa sở hữu bất kỳ quyền nhãn hiệu có trước nào tại Liên minh châu Âu. Có nhiều tình tiết thú vị và đáng được xem xét trong vụ việc này. Phán quyết của hai cơ quan có thẩm quyền của Liên minh châu Âu đã cho thấy bước tiếp cận cởi mở, cách áp dụng pháp luật hợp lý để xét xử vụ việc, giành lại quyền nhãn hiệu hợp pháp cho chủ nhãn hiệu đích thực, ngăn chặn tình trạng đầu cơ nhãn hiệu - một vấn nạn đang trở nên phổ biến, gia tăng và biến đổi không ngừng như hiện nay.

Chi tiết về vụ tranh chấp nhãn hiệu khá phức tạp nêu trên được phân tích trong bài viết này nhằm giúp chủ sở hữu nhãn hiệu hiểu và tham khảo áp dụng trong các trường hợp tương tự khi bảo vệ nhãn hiệu của họ tại Việt Nam chống lại các hành vi đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.

Cuộc chiến thương hiệu giữa Hepsiburada và Dendiki BV

D-MARKET Elektronik Hizmetler ve Ticaret Anonim Sirketi (Hepsiburada) là chủ sở hữu trang web www.hepsiburada.com, một nền tảng thương mại điện tử lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, đã đăng ký nhãn hiệu “hepsiburada” ở Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty cung cấp các sản phẩm điện tử, thời trang, sinh hoạt gia đình, văn phòng phẩm, thể thao, hoạt động ngoài trời, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Hepsiburada phục vụ khách hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 6/11/2019, Hepsiburada đã nộp đơn đề nghị tới Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu đề nghị hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu “hepsiburada” đã được Dendiki BV - một công ty của Hà Lan đăng ký bảo hộ tại Liên minh châu Âu vào năm 2017 trên cơ sở chủ đơn đã đăng ký nhãn hiệu này với dụng ý xấu.

Phán quyết

Ban hủy bỏ và khiếu nại (Cancellation Division and the Board of Appeal), trực thuộc Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO)) đã xem xét vụ việc và kết luận rằng nhãn hiệu châu Âu nêu trên được đăng ký với dụng ý xấu theo Điều 59 (1) (b) của Quy định Nhãn hiệu EU (EUTMR).

Ngày 21/2/2024, Tòa án sơ thẩm Liên minh châu Âu (General Court - GC), là tòa án trực thuộc Tòa án Công lý Liên minh châu Âu, đã xem xét quyết định của Ban hủy bỏ và khiếu nại và đồng ý với quyết định này. Vai trò của Tòa án sơ thẩm châu Âu là đảm bảo rằng quy trình pháp lý và giải thích pháp luật tuân thủ luật pháp châu Âu, xác nhận rằng nhãn hiệu châu Âu nêu trên đã được đăng ký với dụng ý xấu.

Khi xem xét liệu nhãn hiệu có được đăng ký với dụng ý xấu hay không, Tòa án sơ thẩm Liên minh châu Âu sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả “danh tiếng” của nhãn hiệu có trước. Trong vụ việc này, ngay cả khi nhãn hiệu có trước nổi tiếng bên ngoài Liên minh châu Âu - ví dụ như ở Thổ Nhĩ Kỳ - thì danh tiếng đó vẫn có thể được xem xét khi đánh giá động cơ không trung thực. Việc nhãn hiệu có trước không nổi tiếng ở Liên minh châu Âu không tác động tiêu cực đến việc đánh giá hành vi đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu. Nguyên tắc này cho phép đánh giá rộng hơn và toàn diện hơn về các trường hợp xung quanh việc đăng ký nhãn hiệu, thừa nhận rằng ảnh hưởng và sự công nhận đối với nhãn hiệu có thể vượt ra ngoài biên giới Liên minh châu Âu và vẫn phù hợp để xem xét dưới góc độ pháp lý trong Liên minh châu Âu.

Tòa án sơ thẩm Liên minh châu Âu nhận thấy rằng, ngay cả khi không có mối liên hệ hoặc mối quan hệ thương mại nào được thiết lập giữa các bên liên quan, chủ sở hữu Nhãn hiệu Thương mại Liên minh châu Âu đã “biết đến” nhãn hiệu “hepsiburada” sử dụng cho dịch vụ bán lẻ trực tuyến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Việc “biết đến” hay “nhận thức” này được coi là có ý nghĩa về mặt pháp lý. Thông thường, mối liên kết hoặc mối quan hệ trực tiếp giữa các bên có thể trực tiếp cho thấy rằng bên kia đã biết đến nhãn hiệu có trước. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Tòa án sơ thẩm Liên minh châu Âu làm rõ rằng, ngay cả khi không có mối liên hệ trực tiếp như vậy, nhận thức hay sự biết đến nhãn hiệu “hepsiburada” ở Thổ Nhĩ Kỳ của chủ sở hữu Nhãn hiệu Thương mại Liên minh châu Âu - Công ty Dendiki BV (Hà Lan) cũng đủ để cho thấy rằng, công ty này đã biết đến nhãn hiệu có trước. Điều này cho thấy, nhận thức hay sự biết đến nhãn hiệu có trước, dù không có mối quan hệ thương mại trực tiếp, vẫn có thể là yếu tố quan trọng trong đánh giá pháp lý, đặc biệt trong các trường hợp giải quyết các khiếu nại về hành vi không trung thực trong đăng ký nhãn hiệu.

Đầu tiên, nhãn hiệu đang tranh chấp được nộp đơn đăng ký bởi một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử - cùng lĩnh vực với chủ nhãn hiệu đích thực. Thứ hai, Giám đốc của chủ sở hữu Nhãn hiệu Thương mại Liên minh châu Âu - Dendiki BV (Hà Lan) là một công dân Thổ Nhĩ Kỳ cư trú tại Istanbul, đồng thời là giám đốc của một công ty Thổ Nhĩ Kỳ khác hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Thứ ba, việc đăng ký một dấu hiệu bắt nguồn từ các từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rằng nhãn hiệu đó được nhắm mục tiêu, đặc biệt là vào người tiêu dùng nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và cho thấy chủ nhãn hiệu biết về ngôn ngữ đó (§ 53-55).

Theo nghĩa rộng hơn, những nhận định sau đây là có cơ sở:

+ Lĩnh vực hoạt động và người nộp đơn: Nhãn hiệu đang tranh chấp được nộp đơn đăng ký bởi một công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực thương mại điện tử. Điều này cho thấy người nộp đơn đã quen thuộc với thị trường liên quan đến thương mại trực tuyến.

+ Mối liên hệ với Thổ Nhĩ Kỳ: Giám đốc của công ty nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chính là công dân Thổ Nhĩ Kỳ cư trú tại Istanbul và cũng giữ chức vụ giám đốc tại một công ty Thổ Nhĩ Kỳ khác trong lĩnh vực bán lẻ. Điều này cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa người chịu trách nhiệm về nhãn hiệu và thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy rằng họ có các hoạt động kinh doanh và lợi ích quan trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Ngôn ngữ và thị trường hướng đến: Nhãn hiệu được đề cập có nguồn gốc từ các từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Sự lựa chọn từ ngữ này ngụ ý rằng nhãn hiệu này đặc biệt nhắm đến người tiêu dùng nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy việc nhắm mục tiêu có chủ ý vào nhóm khách hàng đó. Việc sử dụng ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ trong nhãn hiệu cũng cho thấy rằng: Giám đốc và nói rộng ra là, công ty đã biết đến ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, điều này củng cố khẳng định rằng hành động của chủ sở hữu Nhãn hiệu Thương mại Liên minh châu Âu - Dendiki BV (Hà Lan) trong việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã được tính toán từ trước và được thực hiện với sự hiểu biết của họ về thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhìn chung, những nhận định, bằng chứng nêu trên đều cho thấy rằng công ty và giám đốc của Công ty Dendiki BV (Hà Lan) có thể đã nắm được ý nghĩa về mặt thương mại của các hành động của họ tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu này và điều này có thể củng cố cho khiếu nại về dụng ý xấu nếu việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nhằm mục đích lợi dụng hoặc can thiệp vào các quyền đã được thiết lập hoặc sự hiện diện trên thị trường ở Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Danh tiếng của nhãn hiệu có trước tại Thổ Nhĩ Kỳnền tảng: Tòa án đã xem xét đến danh tiếng của nhãn hiệu có trước tại Thổ Nhĩ Kỳ và nền tảng thương mại điện tử liên quan có tên "hespisburada". Sự công nhận và sự hiện diện lâu dài trên thị trường của nền tảng và nhãn hiệu này ở Thổ Nhĩ Kỳ là những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá ý định phía sau việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đang tranh chấp.

+ Cách nộp đơn cho thấy rõ ý định: Công ty Dendiki BV (Hà Lan) nộp nhãn hiệu đang tranh chấp trước đó cũng đã nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu khác tại châu Âu tương ứng với các trang web của bên thứ ba ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hành vi này cho thấy chiến lược sao chép hoặc bắt chước gần giống các thương hiệu kinh doanh trực tuyến lâu đời của Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Sự giống nhau không ngẫu nhiên giữa các nhãn hiệu: Sự giống nhau giữa các nhãn hiệu đang được đề cập – nhãn hiệu đang bị tranh chấp và các nhãn hiệu trước đó của chủ nhãn hiệu đích thực tại Thổ Nhĩ Kỳ - được coi là không ngẫu nhiên. Điều này cho thấy rằng sự giống nhau là có chủ ý, chứ không phải ngẫu nhiên, chỉ ra rằng hành động của Công ty Dendiki BV (Hà Lan) là hoàn toàn có chủ ý.

+ Mục tiêu của việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đang tranh chấp: Nhận định cuối cùng là nhãn hiệu đang tranh chấp có thể được nộp với động cơ lợi dụng danh tiếng của các nhãn hiệu có trước ở Thổ Nhĩ Kỳ một cách không công bằng. Ngoài ra, việc nộp đơn nhằm mục đích cản trở chủ nhãn hiệu hợp pháp (chủ sở hữu nhãn hiệu gốc Thổ Nhĩ Kỳ) thâm nhập hoặc mở rộng thị trường Liên minh châu Âu. Đây được coi là hành động không trung thực, nhằm mục đích lợi dụng giá trị đã được thiết lập thương hiệu của người khác và cản trở cơ hội kinh doanh của họ.

Nhãn hiệu “hepsiburada” được đưa nộp đơn đăng ký không phải vì mục đích mở rộng kinh doanh lành mạnh, mà nhằm mục đích khai thác, lợi dụng danh tiếng hiện có của các thương hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã có tên tuổi và hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu của những thương hiệu đó. Việc sử dụng đăng ký nhãn hiệu này như một vũ khí cạnh tranh chứ không phải là công cụ kinh doanh hợp pháp. Đây là cơ sở để tuyên bố nhãn hiệu đăng ký không hợp lệ.

Bài học thực tiễn

Tiêu chí xác định dụng ý xấu

Vụ việc nêu trên đã làm sáng tỏ câu hỏi “Nhãn hiệu chưa có danh tiếng: Đòi lại được không?”. Nhãn hiệu không nhất thiết phải có danh tiếng, uy tín tại quốc gia nơi mà hành vi đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu được thực hiện. Không cần phải có mối quan hệ trực tiếp giữa chủ nhãn hiệu đích thực với người nộp đơn để chứng minh dụng ý xấu. Với những bằng chứng gián tiếp, vẫn có thể kết luận rằng người nộp đơn đã có dụng ý xấu trong việc đăng ký nhãn hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản trí tuệ của người khác. Đây là cách tiếp cận rất tiến bộ từ việc xem xét các tình tiết cụ thể của vụ việc này, nhằm đưa ra phán quyết công bằng, hợp lý cho chủ nhãn hiệu đích thực, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế một cách lành mạnh.

Cách chứng minh dụng ý xấu

Vụ tranh chấp nêu trên là một tiền lệ hữu ích để các chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực có thể tham khảo để đòi lại nhãn hiệu của mình khi bị bên thứ ba đăng ký với dụng ý xấu tại Việt Nam. Để thành công trong việc đòi lại quyền nhãn hiệu dựa trên cơ sở dụng ý xấu của người nộp đơn, rõ ràng, chủ nhãn hiệu đích thực cần chuẩn bị một cách cẩn thận và đầy đủ các thông tin, tài liệu, và bằng chứng liên quan đến lịch sử sử dụng nhãn hiệu nhằm:

(i) chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ nhãn hiệu đích thực đối với nhãn hiệu đang tranh chấp.

(ii) chứng minh chủ nhãn hiệu đã sử dụng nhãn hiệu trước khi bên đối phương nộp đơn đăng ký.

(iii) phản bác lại những tuyên bố, lập luận của người nộp đơn đăng ký với dụng ý xấu rằng họ không biết đến sự tồn tại trước đó của nhãn hiệu.

(iv) chứng minh về mức độ nhận biết, uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu trên thị trường, và

(v) chứng minh mối liên hệ giữa chủ nhãn hiệu đích thực và người nộp đơn không trung thực.

Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn, chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực tại Việt Nam vẫn có thể đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối hoặc hủy bỏ hiệu lực nếu các lập luận, bằng chứng chứng minh hành động đăng ký nhãn hiệu đã được thực hiện với dụng ý xấu, nhằm đầu cơ nhãn hiệu, chiếm đoạt tài sản trí tuệ để trục lợi bất chính. Vụ việc nêu trên làm sáng tỏ các yếu tố quan trọng để xác định hành vi đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu, mở rộng cách tiếp cận để chứng minh dụng ý xấu, giúp chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực có thể vận dụng khi đối mặt với các hành vi đăng ký nhãn hiệu không trung thực tại Việt Nam.

Nguyễn Vũ Quân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vi phạm nhãn hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Quý II/2024, doanh thu từ xuất khẩu của Vinamilk đã tăng đến 37% so với cùng kỳ, tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Việc chứng minh “tính nguyên gốc” của tác phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh luật bản quyền, là chưa bao giờ đơn giản. Vậy phải giải quyết như thế nào?
Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Ngày 19/10/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á và Lễ công bố Thương hiệu uy tín hàng đầu châu Á 2024 lần thứ 3 tại Jakarta, Indonesia.
Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Xung đột giữa nhãn hiệu và bản quyền diễn ra phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới và đang trở thành vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Việt Nam có nhiều nông sản khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại Australia chưa được chú trọng.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022, xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

Thay vì chỉ gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có May 10 đã xuất khẩu bằng chính thương hiệu Việt.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 - 21/4 trên phạm vi cả nước với các hoạt động quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Xây dựng thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược.
Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bật qua các năm theo đánh giá, đây là kết quả của chủ trương hội nhập, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp.
Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 9, Lễ Công bố dự kiến quý IV/2024.
Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị.
14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

Thời gian đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia “Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên Alibaba.com diễn ra từ 28/11 đến 15/1/2024.
Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Dù đi hơn nửa chặng đường nhưng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam vẫn vướng như “gà mắc tóc”, còn với Cà phê Việt vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003...
Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Tuyên truyền, quảng bá gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Vietnam Foodexpo 2023

Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia đã triển khai gian hàng Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vietnam Value Pavillion với quy mô lên tới 36 gian hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động