Doanh nghiệp FDI chiếm 72% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước Ra mắt phiên bản mới tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số ngành du lịch |
Việc triển khai hệ thống quản trị nguồn lực (ERP) thông minh hơn là yêu cầu cấp thiết bởi các công cụ truyền thống thường hạn chế về khả năng tích hợp và không thể phân tích lượng dữ liệu lớn. Điều này đặc biệt quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác, cải thiện trải nghiệm khách hàng hay tối ưu hoạt động chuỗi cung ứng.
ERP: Đòn bẩy vững chắc để doanh nghiệp bứt phá
Sau COVID-19, đa số doanh nghiệp Việt Nam đã cảm nhận tác động rõ ràng tới hoạt động của chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc mua sắm, quản lý và tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu. Tình trạng giãn cách kéo dài khiến công tác sản xuất và hậu cần gián đoạn.
Theo khảo sát hơn 10.000 doanh nghiệp của VCCI năm 2020, 87,2% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” do dịch bệnh. Chỉ 11% cho biết không bị ảnh hưởng và gần 2% hoạt động bình thường. Dù ảnh hưởng với mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, không thể phủ nhận đại dịch đã đặt ra thách thức chưa từng có. Xét theo khía cạnh khác, COVID-19 đã tạo ra động lực để doanh nghiệp đổi mới, và nâng cao tính linh hoạt của chuỗi cung ứng để thích nghi với những biến động trong tương lai.
Nghiên cứu của Panorama Consulting trên 140 doanh nghiệp toàn cầu, 59% đã triển khai ERP trong năm ngoái. Để tiết kiệm chi phí thiết lập, vận hành các máy chủ và cơ sở dữ liệu, phần lớn doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp ERP trên đám mây (SaaS). Ngành tích cực đổi mới nhất là sản xuất, chế tạo do nhu cầu cao về truy xuất dữ liệu thời gian thực.
Khảo sát lợi ích mong muốn của doanh nghiệp khi triển khai ERP. Ảnh: Panorama Consulting |
Nhận biết nhu cầu chỉ là bước đầu trên hành trình chuyển đổi số. Khi lựa chọn giải pháp quản trị, doanh nghiệp cần cân nhắc giải pháp cũng như lựa chọn đối tác triển khai, đảm bảo cung cấp đủ chức năng cần cho giai đoạn 5-10 năm, đồng thời các hệ thống cũng có khả năng mở rộng và tích hợp giữa các phòng ban.
SAP là một trong ba nhà cung cấp giải pháp ERP hàng đầu với hơn 440.000 khách hàng toàn cầu. Bộ giải pháp của SAP gồm các chức năng cần có trong doanh nghiệp như tài chính kế toán, quản lý chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực, trải nghiệm khách hàng... Tất cả đều được mô-đun hóa, cho phép mở rộng và tùy chỉnh theo nhu cầu. SAP cũng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để đem đến khả năng phân tích dữ liệu, dự báo sự kiện, giá trị và xu hướng hoạt động cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng lựa đối tác triển khai hệ thống ERP cho toàn bộ chuyển đổi số
Đến nay, ERP thường được nhắc tới trong doanh nghiệp như công cụ hỗ trợ quản lý tài sản và tiết kiệm chi phí, giảm độ trễ, có thể truy cập mọi nơi với độ linh hoạt quản lý cao, và quan trọng là giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh. Ngày càng có nhiều DN sử dụng ERP trong việc vận hành và quản lý, đặc biệt cho doanh nghiệp quy mô lớn. Theo Proficient Market Insight, doanh thu thị trường giải pháp ERP dự kiến đạt 63,600 triệu đô la Mỹ vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 5,6% trong giai đoạn 2023-2028.
Riêng quy mô thị trường ERP Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) được định giá 11,989 triệu USD vào năm 2020 và ước tính đạt 48.034 triệu USD vào năm 2030, tăng trưởng CAGR 14,8% từ năm 2021 đến năm 2030.
“SAP S4/HANA là giải pháp tích hợp. Nếu như trước đây, khách hàng cần triển khai nhiều hệ thống riêng lẻ như bán hàng, kế toán, quản lý hàng tồn kho… Thì nay, một hệ thống sẽ bao trùm tất cả quy trình kinh doanh, góp phần giúp ban lãnh đạo ra quyết định nhanh hơn dựa trên dữ liệu chuẩn xác. Có thể thấy ERP đang được triển khai rộng rãi trong hệ thống vận hành của rất nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay”, ông Bùi Nghiêm Tùng, Quản lý cấp cao tại ABeam Consulting Việt Nam nhận định. “Ở cấp nhân viên, chẳng hạn như kế toán. Họ không cần ghi chép thủ công mỗi khi nhận hóa đơn từ nhà cung cấp vì các dữ liệu này sẽ được bộ phận mua hàng nhập lên hệ thống và sổ kế toán sẽ tự động được tạo.”
Tại Việt Nam, công ty tư vấn ABeam Consulting liên tục đào tạo đội ngũ chuyên gia SAP, đi từ việc phân tích mô hình kinh doanh, áp dụng các bài học đã được triển khai cho tập đoàn đa quốc gia trên thế giới cho doanh nghiệp Việt, giúp xác định vấn đề trong quy trình vận hành làm việc, từ đó tư vấn và triển khai mô-đun SAP phù hợp cho từng phòng ban theo từng ngành khác nhau.
Đầu năm 2023, được chọn là đối tác dịch vụ chiến lược đầu tiên của SAP tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - Nhật Bản (APJ). Trong nhiều năm, hai công ty hợp tác phát triển, giúp các doanh nghiệp trong nhiều ngành khác nhau hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số. Tại sự kiện, ABeam Consulting cũng nhận được giải thưởng “Đối tác xuất sắc SAP APJ 2023” trong triển khai Business Technology Platform.
ABeam Consulting cũng là đơn vị đầu tiên được SAP lựa chọn tham gia chương trình đối tác chiến lược dịch vụ trong khu vực - RSSP (Regional Strategic Services Partner), với mục tiêu sẽ thúc đẩy phát triển SAP ERP cho các doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh và nhanh công tác chuyển đổi số và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tập đoàn Châu Á.
ABeam Consulting tại sự kiện thường niên của SAP tại Singapore. Ảnh: ABeam Consulting |
ABeam Consulting là đơn vị tư vấn toàn cầu có trụ sở chính tại Tokyo hiện diện 13 quốc gia và sở hữu 29 văn phòng trên toàn thế giới. ABeam Consulting có hơn 5.400 chuyên gia có chứng chỉ SAP và đã triển khai hàng loạt hệ thống SAP cho các tập đoàn đa quốc gia trên toàn cầu.