Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cộng đồng doanh nghiệp hoang mang trước dự thảo Nghị định số 09 của Bộ Y tế

Thông tin được cộng đồng doanh nghiệp đưa ra tại hội thảo “Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm”.
Các thành viên Chính phủ tán thành dự thảo Nghị định thí điểm phân cấp quản lý cho TP. Hồ Chí Minh Doanh nghiệp kiến nghị sửa đổi về quy định tăng cường vi chất trong chế biến thực phẩm

Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn

Chiều 15/7, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm”, do Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), Hội sản xuất nước mắm TP. Phú Quốc, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đồng tổ chức.

Cộng đồng doanh nghiệp hoang mang trước dự thảo Nghị định số 09 của Bộ Y tế
Hội thảo “Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm” (Ảnh: Thanh Minh).

Chia sẻ tại hội thảo, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA) - cho biết: Ngày 29/1/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP (Nghị định 09) quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 6 quy định “Muối…, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” khiến cộng đồng doanh nghiệp nhiều ngành hàng thực phẩm vô cùng quan ngại và gặp nhiều khó khăn suốt gần 8 năm qua đối với cả chế biến thực phẩm cho xuất khẩu, tiêu dùng nội địa. “Quy định này lại thiếu hiệu quả trong cải thiện vi chất cho người dân và đang đi ngược với các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khỏe cho nhóm đối tượng đủ và thừa vi chất”, bà Lý Kim Chi nói.

Đứng trước tình hình như vậy, Hội Lương thực Thực phẩm và các hội ngành nghề đã nhiều lần kiến nghị về nội dung này bằng văn bản và thông qua các buổi làm việc trực tiếp với Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm và Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) với mong muốn kịp thời tháo gỡ khó khăn, tồn tại ngay cho doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm.

Ngày 27/10/2017, Bộ Y tế đã ban hành công văn 6134/BYT-PC về việc thực hiện ý kiến kết luận của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc “chỉ kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối I-ốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng muối I-ốt”. Tuy nhiên, về cơ bản, công văn 6134 chỉ tháo gỡ cho doanh nghiệp ngành thực phẩm ở khâu kiểm tra, còn bản chất quy phạm pháp luật của Nghị định 09 vẫn còn nguyên, chưa giải quyết được triệt để các kiến nghị của các Hiệp hội về những khó khăn, bất cập mà doanh nghiệp ngành đang từng ngày đối mặt.

Cộng đồng doanh nghiệp hoang mang trước dự thảo Nghị định số 09 của Bộ Y tế
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Thanh Minh).

Theo bà Lý Kim Chi, sau nhiều báo cáo phản ánh kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp các ngành thực phẩm ngay từ năm 2017 tập trung xung quanh quy định “…chế biến thực phẩm”, ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (Nghị quyết 19), nêu rõ “Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 theo hướng: “bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng”.

“Thời điểm này Bộ Y tế cũng đã ban hành Kế hoạch 618/KH-BYT về kế hoạch sửa đổi Nghị định 09, kế hoạch này cũng đã 6 năm, và chưa thấy kết quả” - bà Lý Kim Chi thông tin.

Đến nay, dự thảo Nghị định sửa đổi do Bộ Y tế chủ trì vừa xây dựng xong và đang gửi lấy ý kiến góp ý từ các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và một vài Hiệp hội ngành thực phẩm. Tuy nhiên, dự thảo này vẫn chưa đề cập việc sửa đổi Điều 6 khoản 1, Nghị định 09 quy định về sử dụng muối i-ốt và bột mỳ trong chế biến thực phẩm, như Nghị quyết 19 đã nêu.

“Do nội dung dự thảo nghị định sửa đổi hầu như giữ nguyên các quy định bất cập của Nghị định 09 và đang gây hoang mang, quan ngại cho các ngành hàng thực phẩm”, bà Lý Kim Chi bày tỏ.

Chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

Tại hội thảo, các chuyên gia và hiệp hội ngành thực phẩm phản ánh những khó khăn, bất cập mà các doanh nghiệp gặp phải trong việc tuân thủ Nghị định 09. Từ đó, đóng góp ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09, đưa ra các khuyến nghị chính sách hợp lý và thực tiễn tới Bộ Y tế, nhằm điều chỉnh dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09 theo hướng hợp lý, phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Cộng đồng doanh nghiệp hoang mang trước dự thảo Nghị định số 09 của Bộ Y tế
Chuyên gia Vũ Thế Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn khoa học thuộc Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Thanh Minh).

Cộng đồng doanh nghiệp thực phẩm và các hiệp hội tiếp tại hội thảo tục kiến nghị bỏ quy định bổ sung i-ốt cho muối dùng trong chế biến thực phẩm và bỏ tăng cường sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm. Việc này phải được thể hiện ngay trong bản dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 09, để tháo gỡ bất cập và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp thực phẩm sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Chuyên gia Vũ Thế Thành - thành viên Hội đồng tư vấn khoa học thuộc Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - cho rằng: Theo quy định của Bộ Y tế, các doanh nghiệp phải dùng i-ốt trong chế biến sản phẩm. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp về mặt kỹ thuật như thất thoát muối i-ốt: nhiều loại thực phẩm dùng muối i-ốt, khi chế biến đưa lên nhiệt độ cao đều thất thoát quá nhiều muối I-ốt, thậm chí không còn muối i-ốt trong thành phẩm, chẳng hạn đồ hộp, mì gói, xúc xích tiệt trùng. Nói chung là không hiệu quả.

Đặc biệt, gây khó khăn xuất khẩu. Theo đó, một số nước trên thế giới như Nhật Bản không cho phép bổ sung muối i-ốt, các doanh nghiệp trong nước nếu muốn xuất khẩu thì phải vệ sinh toàn bộ dây chuyền trước khi sản xuất để tránh nhiễm chéo. Vệ sinh dây chuyền không phải chuyện đơn giản như rửa chén dĩa, tốn kém thời gian, nhân lực, ảnh hưởng đến năng suất.

Chuyên gia Vũ Thế Thành nhìn nhận, mỗi quốc gia đều có mức độ kinh tế phát triển khác nhau, thu nhập khác nhau, mức chênh lệch giữa nông thôn và đô thị khác nhau, địa dư khác nhau, thế mạnh công nghiệp, trình độ văn hóa, giáo dục và thói quen ẩm thực khác nhau. Do đó, không thể sao chép giải pháp “phủ vi chất toàn diện” của các nước này áp dụng cho Việt Nam, bất chấp những khó khăn của doanh nghiệp, và sự phát triển kinh tế. Đó là chưa kể, có loại thực phẩm bổ sung vi chất nhưng không hiệu quả như mì gói bổ sung muối i-ốt sau giai đoạn chiên.

Cộng đồng doanh nghiệp hoang mang trước dự thảo Nghị định số 09 của Bộ Y tế
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - (Ảnh: Thanh Minh).

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại hội thảo cũng chia sẻ các khó khăn, bất cập trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng thủy sản xuất khẩu khi áp dụng Nghị định 09/2016/NĐ-CP.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, quy định hiện tại chưa áp dụng biện pháp quản lý rủi ro tiên tiến. Việc bắt buộc tất cả thực phẩm đều phải dùng muối bổ sung i-ốt dẫn đến tốn kém nhiều mà hiệu quả thấp. Việc bắt buộc tất cả thực phẩm phải dùng muối có i-ốt có thể gây nguy hiểm sức khỏe cho những người thừa muối i-ốt.

Quy định này cũng gây khó khăn khi bắt buộc bổ sung muối i-ốt đại trà trong ngành chế biến thực phẩm. Do nhiều nước (như Nhật Bản) không chấp nhận thực phẩm có bổ sung muối i-ốt, do đó, các doanh nghiệp phải có chứng nhận không sử dụng muối i-ốt mới xuất khẩu được, phải tốn nhân lực, chi phí, thời gian để vệ sinh dây chuyền khi chuyển đổi từ chế biến hàng nội địa sang chế biến hàng xuất khẩu.

Đối với ngành nước mắm làm tăng chi phí giá thành (nước mắm không cần thiết phải sử dụng muối i-ốt vì chủ yếu làm từ cá biển đã rất giàu muối i-ốt). Đồng thời làm giảm sức cạnh tranh trên chính sân nhà do các nước láng giềng như Thái lan xuất khẩu nước mắm không bổ sung muối i-ốt sang với giá rẻ hơn. Ngoài ra, một số nước từ chối nhập khẩu (Nhật, Australia...) nếu nước mắm có sử dụng muối i-ốt .

Đại diện Công ty cổ phần Acecook Việt Nam kiến nghị sửa đổi điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2016/NĐ-09 theo hướng khuyến khích bổ sung vi chất dùng trong chế biến thực phẩm thay vì bắt buộc như hiện nay, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, vừa phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP.

Cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành thực phẩm tại hội thảo mong muốn dự thảo sửa đổi Nghị định 09 sớm được ban hành, phù hợp với cơ sở khoa học và quản lý rủi ro, phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế. Qua đó, góp phần vào việc cải thiện sức khỏe nhân dân một cách công bằng, không thiên lệch, và tháo gỡ dứt điểm các bất cập kéo dài quá lâu, để doanh nghiệp ngành thực phẩm yên tâm sản xuất kinh doanh và phát triển.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vi chất dinh dưỡng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

'TTC AgriS cùng Việt Nam vươn lên' – Đồng hành cùng khắc phục thiệt hại sau bão Yagi

TTC AgriS khẩn cấp kích hoạt triển khai "TTC AgriS cùng Việt Nam vươn lên" với chuỗi hoạt động chung tay chia sẻ, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ.
Công ty Phân bón miền Nam có tân Bí thư Đảng ủy - Tổng giám đốc

Công ty Phân bón miền Nam có tân Bí thư Đảng ủy - Tổng giám đốc

Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa trao bổ nhiệm Bí thư Đảng ủy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón miền Nam - cho ông Đỗ Văn Tuấn.
VCCI đề nghị gỡ vướng cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

VCCI đề nghị gỡ vướng cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Gỡ vướng cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc xác định “nhà đầu tư” khi họ là cá nhân thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư.
Công ty CP Vietnox tăng cường chuyển đổi số

Công ty CP Vietnox tăng cường chuyển đổi số

Công ty CP Vietnox cho rằng, các doanh nghiệp chuyển đổi số sớm đều đã đạt được những thành công, thể hiện tầm nhìn và sự quyết tâm của doanh nghiệp.
Ông Andrew Khan làm Tổng Giám đốc Carlsberg Việt Nam

Ông Andrew Khan làm Tổng Giám đốc Carlsberg Việt Nam

Ông Andrew Khan đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Carlsberg Việt Nam từ ngày 1/9/2024, kỳ vọng mở ra chương mới đầy hứa hẹn cho công ty này.

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Quảng Bình lên đường hỗ trợ khắc phục sau bão số 3

Công ty Điện lực Quảng Bình lên đường hỗ trợ khắc phục sau bão số 3

Đội xung kích Công ty Điện lực Quảng Bình khẩn trương lên đường tăng cường hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong việc khôi phục lưới điện bị hư hại.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Phát động ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lụt

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Phát động ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lụt

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Doanh nhân Hán Thành Tuấn được mệnh danh là người giàu có bậc nhất huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Cán bộ, nhân viên, người lao động EVNCPC ủng hộ gần 4,7 tỷ đồng gửi đồng bào vùng bão lũ

Cán bộ, nhân viên, người lao động EVNCPC ủng hộ gần 4,7 tỷ đồng gửi đồng bào vùng bão lũ

Sáng 13/9 tại TP. Đà Nẵng, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ.
Hòa Phát xếp thứ 16 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Hòa Phát xếp thứ 16 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Hòa Phát xếp thứ 16 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất và là năm thứ 9 liên tiếp Hòa Phát được vinh danh trong bảng xếp hạng.
Bảo mật thông tin của người tiêu dùng - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Bảo mật thông tin của người tiêu dùng - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Việc bảo mật tốt thông tin sẽ giúp gia tăng lòng tin của người tiêu dùng, từ đó nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp.
Bảo hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi

Bảo hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi

Bảo hiểm Bảo Việt đang khẩn trương triển khai công tác giám định và phương án tạm ứng bồi thường cho các thiệt hại nghiêm trọng do bão Yagi.
PC Quảng Trị: Hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 tại Quảng Ninh

PC Quảng Trị: Hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 tại Quảng Ninh

Sáng ngày 12/9/2024, PC Quảng Trị xuất đội quân xung kích hỗ trợ Công ty Điện lực Quảng Ninh khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng gửi đến đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng gửi đến đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Bảo Việt đã trích quỹ an sinh xã hội của Tập đoàn và các đơn vị thành viên để ủng hộ 5 tỷ đồng cho các tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3.
Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng

Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng

Theo số liệu thống kê từ các công ty bảo hiểm, số lượng khách hàng yêu cầu bồi thường tăng vọt sau cơn bão với tổng giá trị ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Apple cần thời gian để thu lợi từ iPhone AI

Apple cần thời gian để thu lợi từ iPhone AI

Giới đầu tư tại Phố Wall dự báo doanh số iPhone sẽ có mức tăng trưởng vừa phải trong hai năm tới, chủ yếu bởi sự triển khai từng bước của các tính năng AI mới.
Delta Group khánh thành và bàn giao điểm trường Mầm non thôn Suối Trà

Delta Group khánh thành và bàn giao điểm trường Mầm non thôn Suối Trà

Khẳng định vị thế Top đầu trên thị trường xây dựng Việt Nam, Tập đoàn Xây dựng Delta – Delta Group luôn chung vai thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng.
PC Thừa Thiên Huế hỗ trợ ngành điện tỉnh Quảng Ninh

PC Thừa Thiên Huế hỗ trợ ngành điện tỉnh Quảng Ninh

PC Thừa Thiên Huế cử đội xung kích lên đường hỗ trợ Công ty điện lực tỉnh Quảng Ninh để khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 (Yagi) gây ra.
T&T Golf thực hiện khát vọng đưa sân golf Văn Lang đạt tiêu chuẩn quốc tế qua việc hợp tác cùng 54

T&T Golf thực hiện khát vọng đưa sân golf Văn Lang đạt tiêu chuẩn quốc tế qua việc hợp tác cùng 54

Công ty T&T Golf – thành viên Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn 54 đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác tư vấn quản lý vận hành dự án Văn Lang Empire T&T Golf club
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, thời gian tới sẽ diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn.
Hàng trăm lãnh đạo toàn cầu tham dự diễn đàn tri thức thế giới 2024

Hàng trăm lãnh đạo toàn cầu tham dự diễn đàn tri thức thế giới 2024

Diễn đàn Tri thức Thế giới (World Knowledge Forum - WKF) lần thứ 25 – một trong những diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới – vừa diễn ra tại Incheon, Hàn Quốc
Nhiệt điện Phả Lại giữ máy, bám lưới quyết tâm ổn định sản xuất trong tâm bão Yagi

Nhiệt điện Phả Lại giữ máy, bám lưới quyết tâm ổn định sản xuất trong tâm bão Yagi

Mặc dù ảnh hưởng rất lớn từ tâm bão Yagi nhưng, Nhiệt điện Phả Lại vẫn giữ máy, bám lưới quyết tâm ổn định sản xuất.
Petrolimex ủng hộ 12 tỷ đồng khắc phục thiệt hại mưa lũ sau bão số 3 (Yagi)

Petrolimex ủng hộ 12 tỷ đồng khắc phục thiệt hại mưa lũ sau bão số 3 (Yagi)

Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Petrolimex) đã ủng hộ các tổ chức, địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ kéo dài với tổng số tiền là 12 tỷ đồng.
TKV chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

TKV chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

Bên cạnh việc chỉ đạo khắc phục bão số 3, Tập đoàn và Công đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) còn kịp thời hỗ trợ các gia đình công nhân bị thiệt hại.
PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Việc PV GAS vận chuyển thành công khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nam ra Bắc bằng đường sắt đã góp phần giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3 Yagi
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động