Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 03:56

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước

Theo báo cáo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (gọi tắt là Nghị quyết 23), công tác đại đoàn kết đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt được nhiều tiến bộ và kết quả quan trọng.

Từ 2,7 triệu người năm 2003, hiện đã tăng lên khoảng hơn 5,3 triệu người sinh sống, học tập, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là các nước phát triển. Địa vị pháp lý, điều kiện kinh tế, vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong xã hội sở tại ngày càng được nâng cao. Đến nay, kiều bào ngày càng gắn bó với quê hương, trở thành nguồn lực quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về kinh tế, tính đến hết năm 2021, có 376 dự án của kiều bào đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỷ USD và hàng nghìn doanh nghiệp có vốn góp của kiều bào. Kiều hối liên tục tăng, năm 2021 đạt 18,1 tỷ USD, tăng 5,2% so với năm 2020; đưa tổng kiều hối từ năm 2003 đến 2021 đạt khoảng 187 tỷ USD, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Khi đất nước gặp khó khăn, kiều bào luôn đồng hành và sẵn sàng ủng hộ trong nước (trong đại dịch Covid-19 vừa qua, kiều bào đã quyên góp hơn 80 tỷ đồng tiền mặt và nhiều vật phẩm y tế trị giá hàng chục triệu USD hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong nước).

Về tri thức, nhiều sáng kiến tập hợp, kết nối chuyên gia, trí thức người Việt tại các địa bàn đóng góp cho những vấn đề phát triển đất nước được đề xuất và triển khai... Có được những bước phát triển nêu trên chính là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực triển khai tích cực của các ban, bộ, ngành, địa phương và sự đồng sức, đồng lòng của người dân, cả ở trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, tình hình quốc tế, khu vực hiện nay cũng như yêu cầu về việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đất nước đã và đang đặt ra cho công tác đại đoàn kết với người Việt Nam ở nước ngoài những nhiệm vụ mới.

Ảnh minh họa

Triển khai toàn diện công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Thông tin tại Hội nghị Chuyên đề về công tác người Việt Nam ở nước ngoài vừa qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Ngô Trịnh Hà cho biết, công tác người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và công tác đại đoàn kết đối với người Việt Nam ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước. Đại hội Đảng XIII nhấn mạnh việc tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, một số nhiệm vụ được Đại hội Đảng XIII chỉ ra trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm: hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã hội nước sở tại, nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh, tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Đồng thời, làm tốt công tác thông tin tình hình trong nước, giúp đồng bào hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia – dân tộc, có chính sách thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết luận 12 ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị cũng yêu cầu các nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới phải thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Hội nghị chuyên đề về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Ông Ngô Trịnh Hà cho rằng, trong thời gian tới, cộng đồng sẽ tiếp tục lớn mạnh, tăng nhanh về số lượng, mở rộng hơn về địa bàn cư trú và có sự thay đổi về thành phần. Kiều bào tiếp tục hội nhập sâu vào xã hội sở tại, ngày càng hướng về quê hương, đồng thời đóng vai trò cầu nối quan trọng trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước trên thế giới. Các khó khăn của cộng đồng kiều bào về địa vị pháp lý, năng lực hội nhập, tình trạng phạm tội ở nước sở tại tiếp tục là các vấn đề trọng điểm cần được quan tâm, giải quyết.

Ông Đặng Thanh Phương - Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế và Công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam- cho biết: Đơn vị luôn quan tâm tới việc phát huy vai trò của các kênh thông tin của kiều bào, vai trò của các cá nhân kiều bào tiêu biểu, các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài thông qua việc thường xuyên trao đổi hai chiều, cung cấp thông tin tình hình trong nước và những định hướng công tác của đơn vị tới các Hội đoàn và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời nắm bắt tình hình về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo đó, trong 5 năm tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt mục tiêu triển khai hiệu quả 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện có hiệu quả chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Tăng cường thực hiện giám sát và phản biện xã hội liên quan đến chính sách, pháp luật về người Việt Nam ở nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài; Đổi mới, đa dạng nội dung, các hình thức vận động; Linh hoạt trong triển khai vận động thu hút nguồn lực, đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển của đất nước; Tăng cường cơ chế phối hợp và kiện toàn về tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết trong 20 năm thực hiện Nghị quyết 23, các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác người Việt Nam ở nước ngoài được thể chế hóa thành các quy định pháp luật theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt Nam ở nước ngoài, cơ bản xóa bỏ các rào cản phân biệt giữa đồng bào trong nước và ngoài nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích thiết thân của kiều bào trên tất cả các phương diện của cuộc sống, nhất là các vấn đề mà đa số kiều bào đặc biệt quan tâm như vấn đề quốc tịch, xuất nhập cảnh, đất đai, nhà ở, miễn thị thực, kinh doanh đầu tư, giáo dục, thu hút chuyên gia, tri thức là người Việt Nam ở nước ngoài, chế độ đãi ngộ với người có công…tạo sự phấn khởi, tin tưởng, tăng thêm mối liên kết, gắn bó ruột thịt của kiều bào với đất nước.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực quốc tịch, hộ tịch, vấn đề nhập trở lại quốc tịch Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài gặp nhiều vướng mắc trên thực tế do các điều kiện để nhập trở lại quốc tịch Việt Nam khó khăn và chưa có tiêu chí rõ ràng.

Về lĩnh vực đất đai-nhà ở, hiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang bị hạn chế quyền sử dụng đất ở ngoài các dự án phát triển nhà, dẫn đến hạn chế quyền thừa kế đất ở ngoài các dự án phát triển nhà ở, quyền xây dựng và sở hữu nhà ở trên đất ở ngoài các dự án phát triển nhà ở.

Về thu hút chuyên gia, trí thức kiều bào, chế độ đãi ngộ chủ yếu dành cho các chuyên gia đã thành danh, chưa quan tâm nhiều đến các chuyên gia trẻ tuổi (là đối tượng cần được chú trọng trong thời gian tới); môi trường hoạt động khoa học, công nghệ ở trong nước chưa phù hợp; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế; nguồn lực tri thức của kiều bào mới hầu hết chỉ dừng lại các hoạt động kết nối. Hoạt động của các mạng lưới chuyên gia, trí thức đã tăng lên về số lượng nhưng chưa đi vào chiều sâu với những dự án hợp tác cụ thể.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu cho biết các bộ, ngành, cơ quan trong và ngoài nước cũng như các địa phương đã đạt được nhận thức chung về một số điểm quan trọng liên quan đến công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Trong bối cảnh tình hình mới, yêu cầu mới, từ góc độ công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao thấy rằng cần thiết có Nghị quyết mới về công tác đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở kế thừa, phát huy những quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ trong Nghị quyết 23-NQ/TW, đồng thời cập nhật, bổ sung những quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII về công tác đại đoàn kết dân tộc và công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đề xuất một số nội dung. Cụ thể, về mục tiêu, cần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đó có người Việt Nam ở nước ngoài; xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định, phát triển, hội nhập thành công ở sở tại và hướng về quê hương đất nước, đóng góp phù hợp theo khả năng, thế mạnh của mình cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Về quan điểm, cần khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, trên cơ sở khoan dung, thông hiểu, hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích quốc gia – dân tộc xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau.

Bên cạnh đó, cần triển khai toàn diện và mạnh mẽ trên tất cả các mặt nội dung, phương thức và đối tượng của công tác người Việt Nam ở nước ngoài; thể hiện rõ nét tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho người Việt Nam ở nước ngoài; linh hoạt trong triển khai chính sách trên cơ sở cân nhắc tính đặc thù của người Việt Nam ở nước ngoài.

Đại đoàn kết đối với người Việt Nam ở nước ngoài là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần đẩy mạnh thực hiện hai nhóm nhiệm vụ chính về hỗ trợ và vận động cộng đồng.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực