Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 19:54

Công dụng bất ngờ khi ăn ngó sen, đặc biệt với người huyết áp cao

Có tính ấm, vị ngọt, ăn ngó sen có tác dụng tốt trong việc giải độc, thanh nhiệt, lọc máu… đặc biệt với người mắc bệnh huyết áp cao.

Giá trị dinh dưỡng của ngó sen

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh - chia sẻ, trong Đông y, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết...

Công dụng bất ngờ khi ăn ngó sen, đặc biệt với người huyết áp cao

Về giá trị dinh dưỡng: Thực phẩm này chứa những nguyên tố vi lượng, chất xơ và các thành phần giống với rau xanh. Bên cạnh đó, ngó sen còn có 16,4% tinh bột, hàm lượng vitamin C 44 mg/100gr, nhiều hơn chanh và cam; giàu sắt, canxi, chất xơ và nhiều chất khoáng quan trọng như kẽm, magie, kali, cùng vitamin B, E, K… Vì thế, ngó sen có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh, như:

Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Giống như công dụng của hạt sen được dùng để điều trị mất ngủ, ngó sen luộc lấy nước uống vào mỗi tối để giúp giấc ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, ăn ngó sen sẽ bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như đường glucose, photpho, canxi, sắt, vitamin C, lysin, arginin…

Điều hòa huyết áp: Trong ngó sen có chứa nhiều vitamin K và các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt. Đây là các hợp chất có tác dụng bổ máu, điều hòa huyết áp. Do đó, ngó sen có tác dụng trong việc cầm máu, tái tạo các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Bên cạnh đó, củ sen cũng giàu kali - một chất có tác dụng giãn mạch, cân bằng dòng chảy, giảm quá tải natri trong mạch máu. Từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tắc nghẽn và làm giảm áp lực lên hệ thống tim mạch. Vì vậy, ngó sen có tác dụng rất tốt đối với những người có tiền sử bị các bệnh tim mạch, cao huyết áp…

Ngoài ra, kali có trong ngó sen giúp giảm sự co lại và xơ cứng mạch máu, tăng lưu lượng máu và làm giảm sự chèn ép trong hệ thống tim mạch. Kali cũng cần thiết cho hoạt động thần kinh, sự dịch chuyển các chất lỏng và máu trong não.

Có công dụng làm đẹp da: Trong ngó sen chứa hàm lượng vitamin C và chất khoáng cao giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào; đồng thời ngăn ngừa tình trạng da thô ráp. Bên cạnh đó, với hàm lượng vitamin C cao là yếu tố quan trọng trong quá trình sản sinh collagen, tạo độ đàn hồi, dẻo dai, liên kết giữa các mô, chống lão hóa.

Tốt cho gan: Nhờ khả năng thanh nhiệt và đào thải các độc tố tích tụ trong cơ quan nội tạng này nên ngó sen là một trong những loại thực phẩm tốt cho gan. Ngoài ra, tanin và vitamin K trong ngó sen còn giúp cải thiện các bệnh về gan như phì đại gan và gan nhiễm mỡ.

Công dụng trong bảo vệ tim: Củ sen chứa nhiều vitamin nhóm B giúp bảo vệ tim, tránh các cơn đau. Chúng còn có tác dụng kiểm soát cường độ homocysteine trong máu – nguyên nhân dẫn đến đau tim.

Vì sao không nên ăn ngó sen sống?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - ngó sen nằm trong nhóm những loại rau thủy sinh nên thường mang ấu trùng, khi vào cơ thể người sẽ sản sinh sán. Nguy cơ này cao hơn nếu ngó sen được nuôi trồng ở vùng nước dễ bị ô nhiễm.

Bên cạnh một số bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hóa thường gặp, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột. Đây là một loại sán lá thường ký sinh trong ruột người hoặc gia súc, đặc biệt là lợn.

Thông qua đường tiêu hóa, loại sán này sẽ xâm nhập vào cơ thể của con người. Trong giai đoạn đầu khi bị nhiễm bệnh, người bệnh chỉ bị thiếu máu nhẹ, mỏi mệt và sức khỏe giảm sút. Do đó, không nên ăn ngó sen sống, nên nấu chín kỹ trước khi ăn để đảm bảo không bị lây nhiễm sán.

Dù ngó sen có nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên ăn loại thực phẩm này thường xuyên. Bởi ngó sen có tính hàn, nên hạn chế ăn và không nên ăn thường xuyên. Hạn chế cho trẻ em sử dụng, đặc biệt là trẻ có tỳ vị không tốt.

Những lưu ý khi sử dụng củ sen: Người bị tiểu đường không nên sử dụng củ sen quá nhiều và thường xuyên. Nguyên nhân là trong thực phẩm này có đến 70% là tinh bột. Người mắc các bệnh dạ dày, đại tràng không nên ăn nhiều củ sen để tránh chướng bụng, khó tiêu.

Các bài thuốc dân gian từ ngó sen

Chữa chảy máu: Ngó sen sao 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, huyết dụ 8g, bồ hoàng sao 8g, bách thảo sương 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 30g, ngó sen 30g, (cỏ nhọ nồi 30g), rau má 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống, ngày 1 thang. Nếu có xuất huyết thì tăng lá sen và ngó sen lên 40 - 50g.

Mát huyết, cầm máu: Tiên mao căn 120g, tiên tiểu kế 60g, tiên ngẫu tiết 120g. Sắc uống. Chữa hư lao, trong đờm lẫn máu, kiêm cả hư nhiệt.

Bổ ngũ tạng: Ngó 150 - 200g hầm nhừ có tác dụng bổ ngũ tạng, tốt cho đường tiêu hóa.

Trong 100 gram ngó sen có chứa đến 74 calo, 17 gam cacbohidrat, 5 gam chất xơ, 2,5 gam protein, 0,1 gam chất béo, 0,39 mg kẽm, 23 mg magie, 0,261 mg kali, 1,16mg sắt, 0,25mg đồng, 40mg natri, 44mg vitamin C và các hoạt chất khác.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Huyết áp

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh