Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 21:46
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên- Châu Bá Long:

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển

Việt Nam đang  bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, với độ mở của nền kinh tế rất lớn. Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức với phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ đã có chính sách tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.  
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên- Châu Bá Long

Trong những ngày đầu năm mới 2019, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên- Châu Bá Long.

PV: Nói về công nghiệp hỗ trợ, có 1 câu nói mà nhiều người vẫn nhắc từ vài năm gần đây. Đó là “Việt Nam không thể sản xuất nổi dù chỉ 1 cái đinh vít”. Ông nghĩ câu nói này có còn đúng trong bối cảnh hiện nay?

Ông Châu Bá Long: Tôi cho là không, tới thời điểm hiện tại đã có nhiều đơn vị cung ứng linh kiện điện tử. Tôi đơn cử Samsung Việt Nam hiện nay không chỉ là nhà máy tập lắp ráp linh kiện điện tử mà còn là nơi trực tiếp sản xuất những linh kiện điện tử quan trọng. Nhờ việc trực tiếp sản xuất những linh kiện điện tử trọng tâm của điện thoại thông minh như: kính 3D, camera, khung kim loại, màn hình, pin…mà tỷ lệ nội địa hóa của Samsung đã tăng lên 58%. Trong số này, nhiều nhà máy, trong đó có Công ty Minh Nguyên chúng tôi cũng đã tham gia ở nhiều hạng mục.

Ngoài ra, chúng tôi còn đang sản xuất sản phẩm linh kiện nhựa và khuôn mẫu chất lượng cao. Công ty cung ứng nhiều ngành công nghiệp: hàng gia dụng kỹ thuật số, linh kiện điện tử, phụ tùng xe hơi cho một số nhãn hàng nổi tiếng như Mitsubishi…

Câu nói đó tuy hiện nay đã không còn đúng với thực tế, nhưng cũng vì “tự ái” vì câu nói này mà chúng tôi mới có Minh Nguyên ngày nay.

PV: Theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có khoảng 1.800 DN công nghiệp hỗ trợ, nhưng chỉ có khoảng 300 DN công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng của công ty đa quốc gia. Tại sao sau nhiều năm định hướng trở thành quốc gia công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn èo uột như vậy?

Ông Châu Bá Long: Tôi cho rằng, có nhiều lý do dẫn tới vấn đề này, nhưng tới thời điểm này, chúng tôi rất cần Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ về lãi suất, tiếp cận vốn vay, chính sách vay vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, quỹ đất phát triển nhà xưởng sản xuất, các quy định về đầu tư, hỗ trợ lãi vay về nhập khẩu trang thiết bị từ nước ngoài…

Ngay khi từ Úc về tôi nhận ra rằng thị trường của Việt Nam có nét giống với Thái Lan, trong tương lai gần sẽ phát triển về công nghiệp phụ trợ cho ô tô. Thì ngành này trong tương lai gần sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam.

PV: Cái khó nhất của một DN Việt Kiều là gì, thưa ông?

Ông Châu Bá Long: Thời gian đầu cũng gặp nhiều khó khăn, mình không biết phải xin về đất đai, rồi thủ tục về công nghiệp hỗ trợ này như thế nào, sau đó mình xin thành lập DN tại Khu công nghệ cao TP HCM. Nhân đây, tôi gửi lời cám ơn tới UBND TP HCM cùng các sở ban ngành đã giúp đỡ, hỗ trợ để Công ty Minh Nguyên có thể đi vào sản xuất kịp thời đúng yêu cầu của họ, để chính thức tham gia vào chuỗi cung ứng này.

PV: Vậy trở ngại nào là lớn nhất ?

Ông Châu Bá Long: Thứ nhất là về vốn, nếu DN không đủ vốn thì khó tiếp cận với chuỗi cung ứng vì họ sẽ có đơn hàng liên tục. Nếu họ phát triển là mình phải phát triển theo nếu không đủ vốn thì ko đi tiếp được nữa.

Thứ hai là nguồn nhân lực, phải có đủ nhân lực với kiến thức và kinh nghiệm ngay cả mấy anh em hợp tác mình cũng phải qua đào tạo để khi sản xuất sẽ giảm bớt rủi ro về vấn đề khoogn như mong muốn trong thao tác. Sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thì chắc chắn sản lượng của mình sẽ không đáp ứng.

PV: Các DN công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa chưa là đại lý cấp 1, nên bắt đầu từ đâu để theo đuổi mục tiêu sẽ trở thành các nhà cung cấp cho các tập đoàn lớn như Minh Nguyên?

Ông Châu Bá Long: Tôi có thể chia sẻ điều này, khi mình tham gia chuỗi cung ứng các tập đoàn, họ sẽ quan tâm mình có mindset- Tư tưởng, sự nỗ lực cố gắng của mình ra sao. Tại sao tôi lại nói từ Mindset: tư tưởng của mình phải thay đổi, tư tưởng chịu thay đổi. Những điều này các tập đoàn rất thích, vì mình sẽ phải thay đổi về công nghệ, thị trường… Hay nguồn nhân lực, nếu mình không đào tạo nguồn nhân lực sẽ không bám sát được công nghệ, khi ấy mình không thể sản xuất được công hàng chất lượng đạt yêu cầu của họ đề ra.

Khi mình muốn tham gia vào chuỗi cung ứng họ có rất nhiều tiêu chí đánh giá cho một DN. Muốn đạt được không chỉ là các công nhân từ cấp quản lý lên tới quản lý cấp cao, từ trên xuống dưới phải đồng lòng, cái nào mình không biết thì phải học. Các tập đoàn đều có chuyên gia hỗ trợ cho mình, khi mình gặp vấn đề khó, họ sẵn sàng hỗ trợ.

Minh Nguyên cũng được Samsung và Bộ Công Thương, Sở Công Thương có chương trình Samsung tư vấn cho các DN Việt Nam. Qua các tư vấn cải tiến sản xuất, DN cố gắng học hỏi và thay đổi được sản xuất, kiểm soát chất lượng, qua một thời gian đánh giá mình cải tiến, tiếp tục duy trì, họ từng bước đánh giá mình, sau đó mình có thể là cấp 2, cấp 3 từng bước hoàn thiện để thành đại lý cấp 1.

PV: DN công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn thiếu điều gì thưa ông?

Ông Châu Bá Long: Đa số DN Việt Nam là vừa và nhỏ, do vậy vốn là điều quan trọng nhất, công nghệ, con người và sau cùng là tiếp cận được thị trường của công nghiệp hỗ trợ. Tôi nghĩ, Nhà nước cần ban hành chính sách cụ thể để DN tiếp cận nguồn vốn vay, nguồn vốn có lãi suất thấp để họ mạnh dạn đầu tư công nghệ, đào tạo nhân lực.

PV: Cùng với CPTPP vừa mới có hiệu lực và 12 FTA khác. Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế có độ mở nhất thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu gấp đôi so với GDP. Ông đánh giá như thế nào về thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt khi kinh tế có độ mở lớn như vậy? Các hiệp định thương mại có lộ trình giảm và xoá bỏ thuế. Ông có tự tin cạnh tranh được với các linh kiện, phụ tùng được sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc... khi thuế về 0% không?

Ông Châu Bá Long: Theo tôi, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển và quan trọng là có nguồn nguyên vật liệu vật tư đầu vào. Nếu DN Việt Nam kiểm soát được nguồn nguyên liệu vật tư đầu vào thì chắc chắn sẽ kiểm soát được giá thành và tạo lợi thế cạnh tranh giữa các nước trong khu vực.

Việt Nam còn có lợi thế về chi phí. Do vậy, nếu doanh nghiệp Việt Nam có thể cân bằng được giá thành, và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quy trình sản xuất, thì chúng ta có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực, nhất là Thái Lan.

PV: Minh Nguyên đã ghi tên mình "thần tốc" vào bản đồ DN công nghiệp hỗ trợ. Trong ngắn hạn, trung hạn Minh Nguyên sẽ làm gì tiếp theo? Anh có thể phác họa hình ảnh Minh Nguyên trong 5 năm tới không?

Ông Châu Bá Long: Mong muốn của Minh Nguyên là trở thành người kết nối các doanh nghiệp có cùng trong lĩnh vực ngành nghề, tạo thành hệ sinh thái riêng. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải có cùng tư duy, định hướng, dám chấp nhận rủi ro, sự thay đổi, dám chia sẻ điểm mạnh điểm yếu của từng DN để hỗ trợ tương tác cho nhau. Khi đó đã thành một hệ nhóm. Nếu một DN nhận được một đơn hàng, có thể chia sẻ tới các DN khác, người làm công đoạn đầu, người làm công đoạn cuối, nhưng người kiểm soát đầu cuối là phải là DN đầu tàu.

PV: Ông đánh giá về chính sách cho doanh nghiệp phụ trợ hiện nay như thế nào?

Ông Châu Bá Long: Đến thời điểm hiện tại Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ nhất định, khuyến khích đầu tư nhưng để có những cái cụ thể hơn cần những chi tiết rõ hơn. Thứ nhất là về hỗ trợ lãi suất, thứ hai giúp cho DN tiếp cận nguồn vốn vay, thứ 3 là làm sao có những hỗ trợ nguồn nhân lực. Làm sao giúp DN tiếp cận kênh network của các tập đoàn đa quốc gia.

Trân trọng cảm ơn ông!

Lê Kim Liên (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

Doanh nghiệp Việt lập công ty 1.000 tỷ để nghiên cứu và phát triển người máy

Giá sắt phế liệu hôm nay tăng hay giảm? Thông tin mới nhất

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Sun Group 5 năm liên tiếp đạt giải 'Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

BIM Group được vinh danh Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

Phân bón Cà Mau được vinh danh về Quản trị công ty và báo cáo phát triển bền vững

Những giải pháp hay giúp "Thức dậy" những mùa vàng

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác lâu dài, toàn diện, hướng tới phát triển bền vững