Thái Bình phát triển công nghiệp hỗ trợ: 3 giải pháp đột phá
Trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHTCNHTCNHTCNHT) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Bình đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp quan trọng này, trong đó có 3 giải pháp đột phá được ưu tiên đầu tư thực hiện.
Chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp hỗ trợ
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2018/NĐNĐ-CPCP quy định về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và khu kinh tế. Theo đó, chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp hỗ trợ được quy định bài bản và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2018.
Hải Phòng: Thêm một dự án sản xuất phụ tùng ô tô của Hàn Quốc
Mới đây, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Pyeong Hwa Automotive (Hàn Quốc) để thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô tại Khu công nghiệp DEEP C II thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng).
Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc: Hướng tới sản phẩm hàm lượng giá trị cao
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và coi CNHT là động lực trực tiếp tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh.
Dẫn vốn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Để giúp doanh nghiệp (DN) trong ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phát triển, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm xuất khẩu, Chính phủ đã có chính sách ưu đãi về vốn. Theo đó, DN CNHT ở những lĩnh vực ưu tiên sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi, từ 6,5- 7%/năm. Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn này DN phải có sự chủ động trong phương án sản xuất kinh doanh và nắm bắt thông tin.
25 cán bộ Việt Nam đầu tiên hoàn thành khóa đào tạo chuyên gia tư vấn công nghiệp hỗ trợ
Tại Hà Nội, Samsung Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương vừa tổ chức bế giảng Khóa đào tạo chuyên gia tư vấn công nghiệp hỗ trợ lần thứ nhất, trong đó 25 cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành chương trình học kéo dài 3 tháng cùng chuyên gia Hàn Quốc trong lĩnh vực cải tiến sản xuất và nâng cao chất lượng.
Hưng Yên: Ưu tiên công nghiệp hỗ trợ dệt may
Hưng Yên là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh và mạnh nhất miền Bắc với nhiều khu công nghiệp lớn. Đóng góp vào thành quả này phải kể đến định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, trong đó ưu tiên ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) dệt may.
TP. Hồ Chí Minh kiến nghị một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ
Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đã được điều chỉnh ngày càng thiết thực, phù hợp với thực tiễn phát triển của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Mới đây, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng vừa kiến nghị một số Bộ ngành liên quan thêm các giải pháp phát triển CNHT trong thời gian tới.
Công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô: Đường đến chuỗi giá trị toàn cầu
Thời gian qua, Bộ Công Thương và các bộ, ngành đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam; bước đầu hình thành nên ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước.
Hải Phòng đón dự án sản xuất linh kiện ô tô hơn 17 triệu USD
Ngày 21/6/2018, tại Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã diễn ra lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Pyeong Hwa Automotive.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với phát triển vùng, liên kết vùng sản xuất
Đây là một điểm nhấn khác trong việc lựa chọn kinh nghiệm của Hàn Quốc đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Chính phủ đặt mục tiêu đầu tư công vào các địa điểm cụ thể được lựa chọn để xây dựng các khu công nghiệp và các trung tâm khoa học và công nghệ. Điều này dẫn đến hệ lụy là sự phát triển tập trung chủ yếu vào thủ đô Seoul và các thành phố duyên hải. Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ dân số sống ở các khu vực đô thị lớn cao nhất trong số các quốc gia. Điều này đã và đang đặt ra những thách thức lớn cho Hàn Quốc, đồng thời cũng là vấn đề Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của Hàn Quốc: Động lực & khả năng lan tỏa
Trong rất nhiều cách tiếp cận, việc tìm ra động lực lớn và xem xét khả năng lan tỏa của nó ra toàn bộ nền kinh tế sẽ khả thi hơn so với cách tiếp cận dàn trải, bởi đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, việc huy động nguồn lực cho sự đầu tư dàn trải không phải là một lựa chọn tốt.
Hải Dương: Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ
Tận dụng tối đa những lợi thế của tỉnh để phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), Hải Dương đang phấn đấu trở thành một "mắt xích" quan trọng trong chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, từng bước đáp ứng nhu cầu trong mạng lưới sản xuất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và khu vực.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh xây dựng cụm, khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp được Thanh Hóa ưu tiên phát triển bởi ngành dệt may không những tạo ra giá trị xuất khẩu lớn, mà còn giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều lao động. Chính vì vậy, Thanh Hóa đang tập trung chủ yếu xây dựng cụm/khu công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển.
Nhiều ưu đãi với doanh nghiệp: Nhận chuyển giao công nghệ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 76/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/7/2018, quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) có dự ánthuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư chuyển giao công nghệ. Đây được xem là động lực cho các DN phát triển công nghệ cho sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn2018 - 2020, xét đến năm 2025.
Eurowindow: Những đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn
Là doanh nghiệp tiên phong, luôn phát triển dẫn đầu thị trường Việt Nam về ngành cửa và mặt dựng trong suốt 15 năm qua, nhìn lại quá trình phát triển, Eurowindow đã gặp không ít khó khăn liên quan đến mảng công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cần phải có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.
500 sinh viên ngành ô tô trường Đại học Đông Á sang Nhật làm việc
Ngày 19/6, trường Đại học Đông Á và Asean Car Business Career – Japan (ACC Nhật Bản) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình internship và làm việc tại Nhật cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô, nâng tổng số việc làm tại Nhật dành cho SV ngành này lên đến gần 500 vị trí mỗi năm.
Ninh Bình phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ôtô: Nhiều chính sách hấp dẫn
Với hàng loạt các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo nhân lực, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, tỉnh Ninh Bình đã và đang dành nhiều công sức thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô.
Kết nối doanh nghiệp sản xuất Việt Nam - Nhật Bản
Vừa qua, Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ (Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) tổ chức kết nối thị trường cho hơn 50 doanh nghiệp (DN) Việt Nam và Nhật Bản. Các DN Việt Nam được chọn đã trực tiếp kết nối với DN Nhật trong lĩnh vực linh kiện nhựa, khuôn mẫu, cơ khí chế tạo...