Ngành đồ uống Việt Nam: Những con số đóng góp ấn tượng
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, các chính sách quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh bia-rượu- nước giải khát ngày càng chặt chẽ theo xu hướng hạn chế tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành đồ uống vẫn có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế.
Vinatex đạt doanh thu 52.655 tỷ đồng trong năm 2015
Thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, trong năm 2015, do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như sự phá giá đồng tiền của các nước; giá điện tăng bình quân 5-7%, giá nước tăng, giá bông xơ tăng giảm thất thường… đã tác động lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam. Tuy nhiên, bằng các chính sách điều hành linh hoạt, phù hợp với từng thị trường đã giúp ngành dệt may có sự tăng trưởng ổn định.
Giải tỏa khúc mắc Thông tư 37 đối với sản phẩm dệt may
Tại TP.Cần Thơ, Vụ Pháp chế vừa phối hợp cùng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đồng chủ trì tổ chức Hội nghị phổ biến Quy định về mức giới hạn, kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệp may. Hội nghị có sự tham dự của đại diện cơ quan Quản lý thị trường, Hải quan và hàng trăm doanh nghiệp tại các tỉnh thành phía Nam.
Doanh nghiệp ngành nhựa: “Gồng mình” vượt khó
Để không bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp (DN) nước ngoài, nhiều DN nhựa Việt Nam đã lên kế hoạch “phòng thủ” bằng cách đầu tư xây dựng nhà máy, củng cố năng lực sản xuất…
Triển lãm Quốc tế thời trang và thiết bị nguyên phụ liệu may mặc 2015
Sáng 25/11/2015, tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, đã khai mạc Triển lãm Quốc tế thời trang và thiết bị nguyên phụ liệu may mặc 2015, nhằm thúc đẩy giao thương dệt may trong khu vực. Đây là một trong những triển lãm quan trọng của ngành công nghiệp dệt may-thời trang khu vực châu Á.
Liên minh dệt may bền vững lần đầu tiên giới thiệu tại Việt Nam
Tại Triển lãm quốc tế về Máy móc và nguyên phụ liệu ngành may mặc Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25-27/11, gian hàng “Liên minh dệt may bền vững” lần đầu tiên giới thiệu tại Việt Nam.
Ngành da giầy áp dụng công nghệ 3D: Tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất
Công nghệ 3D trong thiết kế mẫu, tạo mẫu nhanh 3D; công nghệ in 3D; quy trình số hóa trong thiết kế và sản xuất giầy, dép có thể giúp nhà sản xuất tiết giảm được thời gian, chi phí, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đó là những chia sẻ của các chuyên gia công nghệ tại cuộc hội thảo mới đây do Viện nghiên cứu Da- Giầy tổ chức.
Khó khăn kép cho doanh nghiệp dệt may
Năm 2015 được đánh giá là năm khá khó khăn cho dệt may XK bởi sau khi tăng trưởng trở lại vào quý 2 và quý 3, lượng đơn hàng đã giảm dần khi bắt đầu vào quý 4. Khó khăn được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra bởi doanh nghiệp (DN) đang đứng trước 2 thách thức lớn là khó tìm địa điểm đầu tư các nhà máy nhuộm vải và thời điểm tăng lương tối thiểu dự kiến đang đến rất gần.
Thương hiệu quốc gia ngành thực phẩm Việt Nam: Lộ trình dài hạn
“Xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình Thương hiệu quốc gia. Để thực hiện thành công chương trình này cần một lộ trình cụ thể và dài hạn”- Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Dệt may bối rối về thủ tục khi vào TPP
Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức hoàn tất việc đàm phán, ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội lớn khi được hưởng nhiều ưu đãi từ TPP đem lại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn bối rối về những thủ tục khi TPP chính thức được áp dụng.
Ngành dệt may Việt Nam với bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu
Ngành dệt may được đánh giá là một trong những lĩnh vực có những tác động lớn nhất sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực.
Công nghiệp hỗ trợ đã có những bước phát triển tốt
Theo thống kê mới đây của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ở Việt Nam năm 2014 đã đạt tỉ lệ 33%, tăng 11% so với 4 năm trước đây. Các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là các DN ở khu vực các tỉnh thành phía Nam đang phát triển về năng lực công nghệ một cách nhanh chóng đáp ứng về chất lượng, kỹ thuật, thời hạn giao hàng cho các DN nước ngoài, đặc biệt là các DN Nhật Bản.
Dệt may không chủ quan trước cơ hội TPP mang đến
Dệt may là một trong những lĩnh vực mà Việt Nam tận dụng được nhiều lợi thế khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Tuy nhiên, các “ông lớn” của ngành dệt may vẫn không chủ quan trước những ưu đãi này.
Thêm 2 tỷ USD tiếp sức cho dệt may
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CPTM Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết: Trong 5 năm tới BIDV cam kết sẽ dành vốn vay 2 tỷ USD cho các doanh nghiệp dệt may trong nước đầu tư lĩnh vực sản xuất thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên phụ liệu.
Đầu tư nguyên phụ liệu da giày: Tồn tại nhiều bất cập
Doanh nghiệp ngành da giày dù đã chủ động đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu nhưng sự đầu tư này còn nhỏ lẻ, manh mún...
Khởi công xây dựng Nhà máy may Vinatex – Hoàng Mai
Sáng 20/9, tại tỉnh Nghệ An, Công ty Cổ phần may Vinatex – Hoàng Mai đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy may Vinatex - Hoàng Mai.
Phát triển ngành công nghiệp nhựa: Cần đồng bộ các giải pháp
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và toàn diện, yêu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu… vẫn là những thách thức lớn của ngành công nghiệp nhựa.
UBND TP. Đà Nẵng - Vinataba: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn Công ty Thuốc lá Đà Nẵng
Sáng nay (18/9) tại Đà Nắng, UBND TP. Đà Nẵng đã chính thức ký hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp chiếm tỷ lệ 30% vốn điều lệ trong Công ty Thuốc lá Đà Nẵng cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
Việt Nam cần đầu tư sản xuất sợi trong nước để hưởng lợi từ TPP
Việt Nam đang sử dụng 8,2 tỷ mét vuông vải mỗi năm song lại phải nhập khẩu tới 6,5 tỷ mét vuông vải. Đây được xem là khó khăn lớn nhất trong việc áp dụng quy tắc xuất xứ để hưởng lợi thế của ngành may Việt Nam khi tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Xây dựng thương hiệu thực phẩm chế biến: Nền tảng từ thị trường trong nước
Sau gần 30 năm đổi mới, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đã từng bước đáp ứng nhiều sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế, phục vụ nhu cầu trong nước, thay thế một phần hàng hóa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển còn khá khiêm tốn so với tiềm năng.