Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Công tác thị trường nước ngoài bám sát thời cuộc

Tuy phiên hiệu “Bộ Ngoại thương” chỉ ra đời và tồn tại từ năm 1958 đến 1988, song trong suốt chiều dài lịch sử kinh tế nước nhà, bề dày truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam, ngoại thương luôn là mảng sống động, góp phần quan trọng để kinh tế tiến bước vững chắc.
Công tác thị trường nước ngoài bám sát thời cuộc
Nhờ sự hỗ trợ của Thương vụ, vải thiều Việt Nam đã xuất khẩu sang Dubai

Thành công trên thế “chân kiềng”

Mới thuở nào “Mỗi hòn than, hạt thóc, cân ngô/Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ”, chắt chiu xuất khẩu (XK) để đổi về thiết bị, vật tư xây dựng nước nhà, đến nay, nước ta đã có nền ngoại thương chững chạc, với các mốc ấn tượng. Năm 1988, Việt Nam XK đạt mốc 1 tỷ USD. Từ 1 tỷ USD lên 10 tỷ USD phải mất 11 năm (1999). Từ 10 tỷ USD đến năm 2012, XK vượt qua 100 tỷ USD (mất 13 năm) nhưng chỉ 2 năm sau - năm 2014, kim ngạch XK đã đạt 150 tỷ USD.

Từ 1955, Việt Nam ký Hiệp định đầu tiên với Liên Xô, mở đầu sự hợp tác kinh tế giữa hai nước, đến năm 1960 ta đã có quan hệ thương mại với 22 nền kinh tế. Nay, con số đó đã hơn 180, trong đó có tất cả các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Năm 2015, XK nước ta vào thị trường Hoa Kỳ đạt 33,5 tỷ USD, vượt kim ngạch XK cả nước năm 2005 tới 2 tỷ USD.

Thời quy mô XK còn khiêm tốn, mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD đã rất tự hào, thế nhưng tới năm 2015, đã có 23 mặt hàng vượt khỏi mốc này, trong đó, mặt hàng điện thoại lên tới 30,6 tỷ USD. Một thời gian dài, XK dầu thô ngự ngôi đầu, nhưng năm 2015 đã bị đẩy xuống Top dưới trung bình vừa vì nguyên nhân khách quan nhưng cũng do sự trỗi dậy của nhiều mặt hàng mới.

Thời vận đến, thách thức cũng tới

Nhiều thành tố tạo nên sự thăng hoa trong hoạt động XK của Việt Nam, nhưng phải nhắc tới cơ chế đột phá là xóa bỏ chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương. Từ đó, doanh nghiệp ngoại thương như trăm hoa đua nở. Bên cạnh đó, phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ”, làm cho không gian thị trường nước ngoài ngày càng rộng mở. Cả hai thành tố đó cũng đặt ra yêu cầu cấp bách đối với công tác thị trường.

Tiếng là làm ngoại thương, song những ngày đầu, số cán bộ thạo “tiếng Tây” và am hiểu nghiệp vụ ngoại thương đã hiếm còn khập khiễng. Nhiều cán bộ tham gia kháng chiến, bộ đội chuyển ngành biết tiếng Anh, hiểu tiếng Pháp được điều về làm ngoại thương, nhưng lại chưa am tường nghiệp vụ, đành vừa làm vừa học. Không ít người giữ vai trò quan trọng trong ngành Ngoại thương nhưng làm việc phải qua… phiên dịch. Thực tế này khiến không ít cuộc đàm phán, phía khách chỉ có 1, mà ta thì cả dãy.

Nhiều thành tố tạo nên sự thăng hoa trong hoạt động XK của Việt Nam, nhưng phải nhắc tới cơ chế đột phá là xóa bỏ chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương. Từ đó, doanh nghiệp ngoại thương như trăm hoa đua nở.

Để thích ứng với thời cuộc bấy giờ, Bộ Ngoại thương lập ra bộ máy làm đầu mối về công tác thị trường nước ngoài gồm 2 Vụ, Vụ Khu vực I chuyên trách khối xã hội chủ nghĩa, Vụ Khu vực II làm với Khối ngoài xã hội chủ nghĩa. Các tổng công ty xuất nhập khẩu đều có Phòng khu vực cũng làm đầu mối giao dịch quốc tế của đơn vị. Tới thập kỷ 90, sau những biến cố trên trường quốc tế, bộ máy làm công tác thị trường nước ngoài được sắp xếp không theo ranh giới “Ý thức hệ” mà theo vùng lãnh thổ. Từ hai Vụ thành bốn Vụ thị trường là: châu Á - Thái Bình Dương; châu Âu; châu Mỹ và châu Phi, Tây Á, Nam Á, chủ yếu giải quyết quan hệ song phương. Tuy nhiên, khi hướng tới định chế thương mại khu vực và toàn cầu, các Vụ trên không khỏi lúng túng khi gặp tình huống quan hệ nhiều bên, đối tác khắp 5 châu. Tình thế đó đòi hỏi phải ra đời đơn vị đảm trách quan hệ thương mại đa phương. Thực ra, việc này đã phôi thai khi Vụ Châu Âu với tên là “Vụ Châu Âu và các tổ chức quốc tế”, song vẫn không ổn, nên Vụ Chính sách thương mại đa biên sớm thành lập. Cùng thời điểm này, Cục Xúc tiến thương mại ra đời, góp phần đưa công tác thị trường nước ngoài lên tầm cao mới, bắt nhịp với thời cuộc.

Bên cạnh đó, ngày nay, đội ngũ cán bộ làm ngoại thương ngày càng được trẻ hóa, khẳng định được trình độ, bản lĩnh. Nhiều người được đề bạt lên lãnh đạo cấp Vụ chưa tới tuổi 30; được cử làm “đại sứ” ngoại thương ở nước ngoài tức Tham tán thương mại; làm trưởng đoàn đàm phán hiệp định. Có vị “dân Ngoại thương gốc” là người Việt Nam đầu tiên được giữ chức Phó Tổng thư ký ASEAN. Các doanh nghiệp Ngoại thương, người “dính” đến nước ngoài đều tự làm từ A đến Z, không phải kè kè phiên dịch.

Ngẫm lại mới thấy tầm nhìn xa, đón trước thời vận của các Nhà lãnh đạo vận dụng sáng tạo phương sách “Chủ động hội nhập quốc tế”, mà việc chủ động tham gia các tổ chức kinh tế quốc, đỉnh cao là WTO, gần đây nhất ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là ví dụ sinh động.

Nguyễn Duy Nghĩa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.
Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, ngành thép đã thực hiện được mục tiêu đáp ứng đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thép. Trong năm 2021, ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

Nhiều năm qua, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô, xe máy với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2021), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương Việt Nam.
Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Vuasanca xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Cách nay tròn 70 năm, chỉ sau Đại hội lần thứ II của Đảng có 3 tháng, Bộ Công Thương của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính thức được đổi tên từ Bộ Kinh tế theo Sắc lệnh số 21-SL (ngày 14/5/1951). Sắc lệnh đó không chỉ mở ra một trang sử cho Bộ Công Thương trong việc phục vụ nhiệm vụ chiến lược khi đó là đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn mà còn đặt nền móng cho một ngành kinh tế chủ đạo của đất nước về sau này.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương (14/5/1951 - 14/5/2021), Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Kinh tế Trung ương gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương.
Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Công Thương vào ngày 14 tháng 5 năm 2021.
Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Do chính sách bảo hộ của một số thị trường cũng như ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến cũng sẽ lớn hơn trong giai đoạn sắp tới. Theo đó, các ngành sản xuất, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức mới trong khi nguồn lực để ứng phó với các vụ điều tra còn rất hạn chế.
Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Không chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, người lao động Công ty Xăng dầu Thanh Hóa (Petrolimex Thanh Hóa) đã làm sáng hơn thương hiệu Petrolimex bằng những việc làm bình dị nhưng tốt đẹp.
Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Sau 70 năm nỗ lực vươn mình, ngành Công Thương Tuyên Quang đã có những bước tiến vượt bậc cả về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần quan trọng đưa địa phương trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Đóng góp tích cực cho thành tích chung của ngành Công Thương Việt Nam sau 70 năm thành lập, hiện, Bắc Ninh đã trở thành một trong những địa phương có sự bứt phá về công nghiệp, đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước.
Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

64 năm song hành cùng sự đổi thay và phát triển của ngành Công Thương, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò chủ công trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa. Đặc biệt, sau hơn 2 năm tổ chức mô hình theo ngành dọc đã phát huy được tính hiệu quả, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương và nhân dân ghi nhận.
Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất và là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hóa chất, trong suốt hơn 10 năm thành lập đến nay, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Công Thương nói chung và ngành công nghiệp hóa chất nói riêng, Cục Hóa chất đã tập trung xây dựng, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động hóa chất, từng bước đề xuất chính sách phù hợp góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng phát triển bền vững, thân thiện.
Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hòa Bình tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (ĐL&NLTT) đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập, Cục đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành công chung của Bộ Công Thương.
Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Công nghiệp phát triển đúng hướng, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân; xuất nhập khẩu qua địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực… Đây là những kết quả ấn tượng mà ngành Công Thương Cao Bằng đạt được trong thời gian qua.
Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Giai đoạn 2021 - 2025, ngành Công Thương Hòa Bình phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả; phát triển nhanh, đa dạng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân...
EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị và quản lý sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng được Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chuyên môn của Tổng công ty và các đơn vị.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng năng lượng tiêu thụ so với kịch bản phát triển bình thường đến năm 2030, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp tại địa phương vì đây là yếu tố mang tính quyết định.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao; thương mại ngày càng văn minh, hiện đại, ngành Công Thương Hải Phòng đã và đang tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố.
Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thị trường (QLTT) năm 2021, Cục QLTT Lai Châu đã chủ động xây dựng các kế hoạch, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả…
Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc

Sáng ngày 7/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương.
Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam: Quy tụ các tác phẩm báo chí chất lượng cao

Chỉ sau 1 tháng phát động (từ ngày 10/3/2021 đến hết ngày 10/4/2021), giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương đã thu hút gần 500 bài dự thi từ các cơ quan báo chí khắp cả nước, trong đó có nhiều bài thi chất lượng đến từ các nhà báo đã có nhiều năm theo dõi và am hiểu ngành Công Thương. Lễ trao giải thưởng Giải báo chí 70 năm ngành Công Thương Việt Nam tổ chức vào ngày 7/5/2021 vinh danh 41 tác giả/nhóm tác giả và 4 tập thể cơ quan báo chí xuất sắc nhất.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động