Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn bất ngờ xin dừng cấp phép hãng hàng không IPP Air Cargo

Công ty của vợ chồng ông Johnathan Hạnh Nguyễn vừa bất ngờ xin dừng cấp giấy phép lập hãng hàng không IPP Air Cargo.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ý kiến về việc cấp giấy phép cho hãng hàng không của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Công ty Cổ phần IPP Air Cargo của vợ chồng ông Johnathan Hạnh Nguyễn vừa có văn bản gửi đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không về việc xin rút hồ sơ và xin dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không IPP Air Cargo.

Đây là nội dung văn bản do bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng giám đốc, ký cho biết theo Tờ trình số 01-22/TT-IPPAC ngày 14/1/2022 kèm Hồ sơ xin phê duyệt cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không IPP Air Cargo, đến thời điểm này về cơ bản công ty đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng...

Tuy nhiên, gần đây thế giới chịu tác động nặng nề đối với cuộc xung đột quân sự ngày càng gia tăng giữa Nga và Ukraine. Ngày 13/10, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần "một cách nguy hiểm" đến suy thoái do lạm phát, lãi suất tăng và gánh nặng nợ ngày càng tăng ảnh hưởng tới các nước đang phát triển và tình hình này có thể kéo dài đến 2023-2024. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu, kéo theo hàng loạt các hệ lụy về lạm phát, lãi suất tăng, biến động về giá nhiên vật liệu.

IPP Air Cargo xin rút toàn bộ hồ sơ xin phê duyệt cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được nộp vào đầu tháng 1/2022
IPP Air Cargo xin rút toàn bộ hồ sơ xin phê duyệt cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được nộp vào đầu tháng 1/2022

Trước tình hình biến động và bất ổn của thị trường hàng hóa toàn cầu hiện nay, cũng như dự báo khó khăn của ngành vận chuyển hàng hóa trong vài năm tới do biến động về giá nhiên liệu, nguy cơ suy thoái kinh tế diện rộng, Công ty Cổ phần IPP Air Cargo xin được rút hồ sơ và xin dừng cấp phép Kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không IPP Air Cargo.

Khi thị trường thế giới có sự phục hồi và ổn định trong tương lai IPP Air Cargo sẽ cân nhắc trở lại thời điểm thích hợp xin cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không mới, bao gồm việc nộp lại hồ sơ xin cấp phép từ đầu, theo đúng chủ trương và quy định của nhà nước Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ.

Trước đó, đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 của Công ty CP Liên Thái Bình Dương Air Cargo ngày 26/10 vừa qua đã quyết nghị đồng ý với việc xin được rút hồ sơ và xin dừng cấp phép Kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không IPP Air Cargo, và nhất trí khi thị trường thế giới có sự phục hồi và ổn định trong tương lai, IPP Air Cargo sẽ cân nhắc trở lại thời điểm thích hợp xin cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không mới, bao gồm việc nộp lại hồ sơ xin cấp phép từ đầu, theo đúng chủ trương và quy định của nhà nước Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ. Đồng thời, giao cho bà Lê Hồng Thủy Tiên, người đại diện theo pháp luật của công ty, tiến hành các thủ tục cần thiết với các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật, tiến hành các thủ tục cần thiết với nhân sự và các đối tác theo quy định của pháp luật để giảm thiệt hại cho Công ty.

Trao đổi về quyết định xin dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không IPP Air Cargo, lãnh đạo IPP Air Cargo cho biết, hiện nay giá cước hàng hóa bằng đường hàng không đã trở về mức mà các doanh nghiệp FDI và công ty xuất nhập khẩu Việt nam chấp nhận được. Nhưng tình hình kinh tế thế giới sẽ khó khăn và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ sụt giảm, các hãng hàng không sẽ rất khó khăn. Do đó, công ty quyết định tạm dừng để tránh gây thêm thiệt hại cho các hãng hàng không còn đang thua lỗ, mặc dù công ty IPP Air Cargo cũng đã chịu rất nhiều thiệt hại.

Được biết, dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo do Công ty cổ phần IPP Air Cargo làm chủ đầu tư, đây là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG). IPPG là tập đoàn bán lẻ của Việt Nam, do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, chiếm gần 70% thị trường hàng hiệu quốc tế phân phối trong nước với 17 công ty thành viên và 18 công ty liên doanh liên kết. Đồng thời, IPPG cũng là cổ đông lớn tại Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty cổ phần Nhà ga hàng không quốc tế Cam Ranh.

Công ty cổ phần IPP Air Cargo đăng ký kinh doanh ngày 10/3/2021 do ông Jonathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật của IPP Air Cargo là bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Hạnh Nguyễn). Ngày 1/1/2022, IPP Air Cargo có tờ trình kèm Hồ sơ xin phê duyệt cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không IPP Air Cargo, theo đó dự kiến hoàn thành các thủ tục và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để chính thức đưa vào vận hành, khai thác bay vào Quý II/2022.

Dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư 2.400 tỉ đồng, tương đương 100 triệu USD; trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động. Theo kế hoạch, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng. Đến năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3. Dự kiến sản lượng vận chuyển khoảng 115.000 tấn và doanh thu đạt 71 triệu USD trong năm đầu tiên hoạt động.

Cục Hàng không và Bộ Giao thông Vận tải cũng đã tiến hành thẩm định hồ sơ và có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ theo công văn ngày 29/3/2022. Ngày 27/4, 30/5, công ty cổ phần IPP Air Cargo có công văn gửi Thủ tướng và Phó Thủ tướng về việc xin cấp phép hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa của Hãng hàng không IPP Air Cargo. Theo đó, Công ty cổ phần IPP Air Cargo đã ký hợp đồng thuê 4 máy bay Boeing 737-800BCF và thỏa thuận đặt mua 10 máy bay Boeing 777F Freighter, và chuyển tiền đặt cọc hơn 86,7 tỉ đồng, chuẩn bị đội ngũ nhân sự, tổng các chi phí đầu tư, nhân sự và chuẩn bị vận hành khác đã gần 100 tỉ đồng, tổ chức hệ thống tổng kho...

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng không Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.
Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

9 tháng năm 2024, FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD. Tính luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Khi Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống với các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ là động lực để Hà Nội có thêm sức hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân” của JICA, chỉ sau Brazil.
TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư 23 dự án thuộc ngành văn hóa - thể thao với tổng số vốn hơn 23.800 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư năm 2024.
Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Giá nhà tại các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng chóng mặt, điều này đặt ra bài toán cho giới trẻ, nên mua hay thuê nhà? Nên đầu tư vào đâu?
9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

Nguyên tắc cơ bản của JICA là tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn.
WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh của WB cho thấy, tư duy khác nhau của các nền kinh tế trong cải thiện môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công.
Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 5.369 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 76,098 tỷ USD.
Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Mong muốn phát triển một khu công nghiệp quy mô 200-300 ha để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp.
Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

Hiện ngành y dược của Việt Nam mới thu hút được 160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đạt 1,8 tỷ USD.
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi Bão Yagi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động