Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 13/11/2024 04:53

Cương quyết xử lý các vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nương rẫy tại TP. Đà Lạt

UBND TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa có văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc nhiều ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại khu vực giáp ranh giữa phường 5 và 7 TP. Đà Lạt.

Chiều ngày 2/10, thông tin từ lãnh đạo UBND TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh tại tiểu khu 148B thuộc khu vực giáp ranh giữa phường 5 và phường 7, TP. Đà Lạt xảy ra tình trạng các đối tượng lấn chiếm đất lâm nghiệp để làm nương rẫy, đơn vị đã có Văn bản số 6853/UBND-LN, chỉ đạo bộ phận chuyên môn khẩn trương tiến hành xác minh, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp tại khu vực này.

Lực lượng chức năng có mặt tại tiểu khu 148B giáp ranh phường 5 và 7 TP. Đà Lạt để kiểm tra, xử lý tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp. Ảnh: Lê Sơn

Cụ thể, UBND TP. Đà Lạt giao cho Ban quản lý rừng phòng hộTà Nung nâng cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ đơn vị cùng các hộ nhận khoán; tổ chức xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan; chủ trì phối hợp với Hạt Kiểm lâm và UBND 2 phường (phường 5 và 7) tổ chức xử lý, giải tỏa đối với cây mới lấn chiếm, các vị trí san gạt trái phép; rà soát các vị trí đất trống, đất sau giải tỏa để trồng rừng trong mùa mưa; rà soát, tổng hợp diện tích biến động đất rừng so với kết quả kiểm kê năm 2014…

Khoảng đất trống rộng lớn đang được trồng cây Mắc Ca, Mai Anh Đào, Mimoza...Ảnh: Lê Sơn

Trước đó, ngày 18/9, Hạt kiểm lâm TP. Đà Lạt đã có báo cáo số 122/BC-HKL gửi UBND TP. Đà Lạt và Chi cục Kiểm lâm tỉnh liên quan đến nội dung nêu trên, báo cáo nêu rõ: “Qua phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Nung là đơn vị chủ rừng kiểm tra cho thấy, tại tiểu khu 148B này có 2 vị trí đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Tại khoảnh 6 thuộc địa bàn phường 7, diện tích lấn chiếm khoảng 1ha ở trạng thái tái lấn chiếm, mới trồng cây tùng và cây đô la vào mùa mưa năm 2024. Cũng tại khoảnh 6, nhưng thuộc địa bàn phường 5, có diện tích khoảng 4,13 ha mới được phát dọn thực bì và trồng các loạt cây là mít, cà phê, mắc ca, đô la, mai anh đào… mới trồng vào mùa mưa 2024. Trên diện tích này còn có 1 nhà tôn tiền chế rộng 15m2. Căn cứ theo Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của UBND tỉnh Lâm Đồng năm 2021, ban hành theo Quyết định số 503/QĐ-UBND thì hiện trạng diện tích này thuộc quy hoạch rừng phòng hộ.

Con đường mòn dẫn vào khu vực lấn chiếm đất lâm nghiệp. Ảnh: Lê Sơn
Cây Mắc Ca được xác định mới trồng tại khu vực. Ảnh: Lê Sơn

Hạt kiểm lâm TP. Đà Lạt cho biết thêm, tại buổi phối hợp kiểm tra giữa 2 đơn vị ngày 13/9/2024, Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Nung chưa ký vào biên bản kiểm tra do chưa thống nhất số liệu kiểm tra thực tế. Liền kề diện tích tác động 4,13 ha tại khoảnh 6, tiểu khu 148B thuộc phường 5 còn 1 vị trí đất trống trảng cỏ cây bụi với diện tích 1,5 ha, nhưng đơn vị chủ rừng chưa thực hiện trồng rừng trước đây.

Còn tại báo cáo số 204/BC-BQL ngày 9/9/2024, Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Nung giải trình: “Qua xác minh, vị trí này người dân đã canh tác, sản xuất, trồng cây nông nghiệp từ lâu, sau đó ít chăm sóc bỏ hoang, để cây cỏ lấn, đến mùa khô bị cháy dẫn đến cây trồng bị chết cháy toàn bộ. Trong những năm gần đây các hộ dân tiến hành trồng lại cây mắc ca, mai anh đào, mimoza nên vị trí này không có lấn chiếm mới”.

Để nắm rõ thông tin, phóng viên ghi nhận thực tế tại khu vực tiểu khu 148B (giáp ranh giữa phường 5 và 7 TP. Đà Lạt), tại đây phát hiện nằm giữa cánh rừng thông bao bọc, 2 bên bờ con suối xuất hiện 1 khoảnh rất rộng lớn đất trống được phát dọn. Trên triền thung lũng này mới trồng nhiều loại cây kinh tế đa mục đích như mít, mắc ca, đô la, mai anh đào... Cạnh suối có 1 căn chòi tạm đã bị đốt cháy dở và cách đó khoảng 200m là 1 căn nhà khung sắt lợp tôn rộng khoảng 15m2.

Do đó, lãnh đạo UBND TP. Đà Lạt đã giao UBND phường 5, phường 7 tổ chức lập hồ sơ xử lý đối với các trường hợp lấn chiếm, san gạt, hủy hoại đất lâm nghiệp; phối hợp với đơn vị chủ rừng tổ chức giải tỏa, hoàn nguyên diện tích vi phạm. Hạt Kiểm lâm được giao phối hợp đơn vị chủ rừng và chính quyền cơ sở thường xuyên tuần tra, quản lý chặt chẽ không để đối tượng tiếp tục vi phạm. Giao Phòng Kinh tế tổ chức đoàn kiểm tra, phúc tra kết quả thực hiện, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 5/10/2024…

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: rừng phòng hộ

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau

Tuyên Quang: Công khai danh sách các doanh nghiệp có vi phạm luật đất đai

Bắc Ninh có cán mốc tăng trưởng kinh tế 5-6% trong năm 2024?

Sập cầu Lũng Cáng, Hà Giang: Người dân mong cầu sớm thi công trở lại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Nhân sự địa phương: Thông tin chi tiết về việc điều động Giám đốc, Phó Giám đốc Công an các tỉnh

Tuyên Quang: Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước các sản phẩm không rõ nguồn gốc

Đà Nẵng: Kiên quyết đấu tranh phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU

Quảng Ninh: Nỗ lực trở thành điểm đến du lịch MICE hấp dẫn

Hà Giang: Quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV: Đoàn kết, đổi mới

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 4 địa phương

Quảng Ninh vượt khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội

Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu