Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đà Nẵng: 8/66 chợ truyền thống đạt chuẩn chợ an toàn thực phẩm

Qua 4 năm triển khai đề án “thành phố 4 an”, TP. Đà Nẵng đã tiến hành xử lý gần 2.000 trường hợp vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP), phạt tiền hơn 6 tỷ đồng; 99,35% cơ sở kinh doanh đã có giấy chứng nhận đủ tiều kiện ATTP, 8/66 chợ đạt chuẩn chợ ATTP, 269 siêu thị, cửa hàng tiện lợi đảm bảo đủ điều kiện ATTP.
Đà Nẵng: 8/66 chợ truyền thống đạt chuẩn chợ an toàn thực phẩm
Trong dịch Covid - 19, Đà Nẵng đã kiểm soát tốt việc đảm bảo ATTP tại các bếp ăn, nơi cung cấp suất ăn cho khu cách ly, bệnh viện, vừa đảm bảo phòng dịch, vừa đảm bảo ATTP

An toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) là một trong 4 nội dung chính trong đề án “thành phố 4 an” của Đà Nẵng (gồm: An ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và an sinh xã hội). Tại Hội nghị đánh giá thực hiện chương trình thành phố “5 không”, “3 có” và “4 an” gắn với thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TU về văn hóa, văn minh đô thị được tổ chức sáng nay 25/9, UBND TP. Đà Nẵng cho biết công tác đảm bảo ATTP tại thành phố trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực.

TP. Đà Nẵng đã ban hành các đề án kiểm soát ATTP nông sản; ATTP từ sản xuất đến tiêu dùng; Đề án quản lý thức ăn đường phố; ban hành bộ tiêu chí và mô hình xây dựng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm,... Đã thí điểm thành lập Ban Quản lý (BQL) ATTP thành phố để kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý, đảm bảo ATTP.

Qua 4 năm triển khai (từ năm 2017 đến nay), các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành, Ban Quản lý ATTP thành phố đã tiến hành thanh, kiểm tra hơn 61.000 lượt cơ sở, xử lý gần 2.000 cơ sở, cá nhân vi phạm các quy định về ATTP, phạt tiền hơn 6 tỷ đồng.

Các lỗi vi phạm phổ biến chủ yếu là điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp trang thiết bị dụng cụ, vệ sinh cơ sở không đảm bảo ATTP; vận chuyển, kinh doanh sản phẩm động vật không có nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch sản xuất, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP, bơm nước vào động vật trước khi giết mổ, giết mổ gia súc, gia cầm ở những địa điểm không được cơ quan chức năng cho phép... Đã xử lý triệt để không còn sử dụng vàng ô tạo màu cho măng, dưa, không phát hiện foocmol, chất quỳnh, hàn the, kháng sinh trong chế biến nem, chả, bún, thịt.

Đà Nẵng: 8/66 chợ truyền thống đạt chuẩn chợ an toàn thực phẩm
Đã có 8/66 chợ truyền thống được công nhận là chợ ATTP, tại các quầy hàng công nghệ thực phẩm, các tiểu thương đã sử dụng tem QR Code để khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Trước đây, các mẫu rau, trái cây trên thị trường thành phố tồn dư thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ từ 8-10% đến nay còn khoảng 1%. So với các mục tiêu đề ra của Chính phủ về ATTP thì tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra ATTP phần lớn đều dưới 6%. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống (trừ hộ gia đình) đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 5.089/5.155 cơ sở đạt tỷ lệ 99,35% cơ sở được phân cấp quản lý (năm 2016 tỷ lệ này chỉ cho 79,5%), đã có 8/66 chợ đạt mô hình chợ đảm bảo ATTP (3/8 chợ ATTP là các chợ loại 1, còn lại là chợ cấp quận), 269 siêu thị, cửa hàng tiện ích đảm bảo đủ điều kiện ATTP.

Theo BQL ATTP TP. Đà Nẵng, riêng 9 tháng đầu năm 2020, BQL đã tiến hành thanh tra 1.104 cơ sở, phát hiện và xử lý 24 cơ sở kinh doanh vi phạm, xử phạt hành chính hơn 400 triệu đồng. Thực hiện lấy 442 mẫu thực phẩm giám sát ô nhiễm thực phẩm. Trong đó, 80 mẫu thủy sản kiểm tra chỉ tiêu kim loại nặng; 216 mẫu thực phẩm tại 24 chợ truyền thống trên địa bàn thành phố kiểm tra các chỉ tiêu về chất kích thích tăng trưởng, chất cấm, kháng sinh, độc tố nấm mốc, chỉ tiêu vi sinh vật; 114 mẫu rau, trái cây để kiểm tra chỉ tiêu tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật; 32 mẫu thực phẩm tại chợ và các cơ sở sản xuất thực phẩm. Qua xét nghiệm, phát hiện có 22 mẫu không đạt yêu cầu.

Đà Nẵng: 8/66 chợ truyền thống đạt chuẩn chợ an toàn thực phẩm
Kiểm tra, giám sát chất lượng bánh trung thu trong cao điểm mùa Trung thu 2020

Trong quá trình triển khai, công tác đảm bảo ATTP vẫn còn những hạn chế nhất định do cơ sở vật chất, điều kiện ATTP ở một số chợ, cơ sở giết mổ, các chợ đầu mối chưa đáp ứng theo quy định, các dịch vụ thức ăn đường phố, tiệc cưới lưu động thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sáng sớm hoặc ngày nghỉ gây khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát; hơn 80% sản lượng rau quả, thủy sản, thịt được nhập từ bên ngoài vào thành phố qua nhiều khâu trung gian, phân phối, thường xuyên thay đổi nhà cung cấp nên việc quản lý và giám sát ATTP theo chuỗi cung ứng gặp khó khăn.

Đến năm 2025, TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu 100% người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và trên 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng các quy định về ATTP; 100% cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở giết mổ, chợ đầu mối nông sản, cảng cá đủ điều kiện đảm bảo ATTP từng bước nâng cao tiêu chuẩn đảm bảo ATTP, áp dụng các hệ thống quản lý ATTP tiên tiến; Tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn; không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận; giảm số vụ ngộ độc thực phẩm nhỏ lẻ; điều tra, xử lý kịp thời 100% vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo; khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 6 người/100.000 dân.

Đà Nẵng: 8/66 chợ truyền thống đạt chuẩn chợ an toàn thực phẩm
Ban Quản lý ATTP TP. Đà Nẵng lấy mẫu thực phẩm ngẫu nhiên để xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật

Để thực hiện mục tiêu trên, TP. Đà Nẵng sẽ tập trung vào 4 nhóm giải pháp trọng tâm gồm triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi, kiểm soát ngẫu nhiên đối với các doanh nghiệp thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, xác định mức độ an toàn của thực phẩm; Quy hoạch đầu tư hạ tầng Khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tổ chức thực hiện các quy hoạch vùng chăn nuôi, sản xuất rau an toàn để chủ động sản xuất, cung ứng thực phẩm tại chỗ; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định, kiến thức về ATTP phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền người quản lý, người sản xuất và người tiêu dùng; Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng ATTP và xử lý vi phạm. Thường xuyên kiểm tra các điều kiện đảm bảo ATTP về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ, chợ đầu mối.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 diễn ra từ ngày 13/9 đến hết ngày 17/9 tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội)
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, đây cũng là thời điểm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần đặc biệt chú trọng.
Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương Đắk Lắk đã làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, kiểm tra.
Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Các địa phương tại miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu minh bạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành hải sản Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Sau ảnh hưởng của bão số 3, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm, vậy làm cách nào để đảm bảo an toàn khi đến tay người sử dụng?
Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 24/8/2024 về Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn.
Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu ngành Công Thương năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Thuận cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 99 người nhập viện.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Những năm gần đây, vào dịp Tết Trung thu, thị trường bánh “handmade” (sản phẩm làm thủ công bằng tay) khá sôi động. Năm nay, mặt hàng này cũng không ngoại lệ.
Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma - BĐBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa tổ chức tiêu hủy 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc.
Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, người tiêu dùng cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Bình Thuận: Gần 50 du khách nghi ngộ độc sau khi dùng bữa tại resort ở Mũi Né

Chiều 28/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết có 48 du khách phải nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn uống tại một resort tại Mũi Né.
Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Điểm khó trong quản lý chất lượng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung

Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh nêu ra một số khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng.
Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Chú trọng vào công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.
Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Tăng cường quản lý thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Các mặt hàng thực phẩm ngày càng xuất hiện nhiều trên thương mại điện tử (TMĐT) thông qua các website bán hàng, sàn giao dịch TMĐT.
Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Khai mạc Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại.
Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối

Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối

Ngày mai 17/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại”.
Vinasoy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng hiện đại

Vinasoy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng hiện đại

Vinasoy - nhà sản xuất dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành ở Việt Nam vẫn luôn không ngừng nỗ lực để đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất
Nhiều tiềm năng tăng trưởng cho thị trường thịt thương hiệu tại Việt Nam

Nhiều tiềm năng tăng trưởng cho thị trường thịt thương hiệu tại Việt Nam

Tập đoàn Masan và cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam trong kinh doanh thịt thương hiệu, có nhiều tiềm năng để tăng trưởng tại Việt Nam
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động