Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP đến năm 2030 tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm, liệu có khả thi?

Thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân đến năm 2030 đạt 9,5 – 10%. Với tốc độ tăng trưởng chưa ổn định hiện tại, mục tiêu này có khả thi?
Tăng trưởng GRDP của Ninh Thuận dẫn đầu các tỉnh miền Trung Đà Nẵng: 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế chỉ tăng trưởng 3,74% Đà Nẵng: Vì sao GRDP tăng, đứng thứ 3 cả nước nhưng người lao động lại khó khăn hơn?

Coi phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là then chốt, chuyển đổi số là yếu tố đột phá

Theo kế hoạch 155/KH-UBND do UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành triển khai Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm.

Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP đến năm 2030 tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm, liệu có khả thi?
Để đạt mục tiêu tăng trưởng cao, Đà Nẵng coi phát triển công nghiệp chế biến chế tạo là then chốt...

Cụ thể, xây dựng Đà Nẵng đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin và công nghiệp hỗ trợ của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Trong đó, GRDP tăng trưởng bình quân đạt 9,5 – 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.000 – 8.500 USD; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế khoảng 50 – 55%; tốc độ tăng trong giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp thời kỳ 2021 – 2030 đạt 12%, trong đó, thời kỳ 2021 – 2025 đạt trên 9,5%/năm, giai đoạn 2026 – 2030 đạt 14,5%/năm.

Tỷ trọng công nghiệp duy trì ở mức 21% giai đoạn 2021 – 2030. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Trong đó, giá trị tăng thêm của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 40% trong VA ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Hàm lượng kinh tế số chiếm 35 – 40% GRDP. Hoàn thành cơ bản chuyển đổi số, hình thành thành phố thông minh, thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAPI), chỉ số cải cách hành chính, chuyển đổi số, an toàn thông tin và thương mại điện tử.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng này, Đà Nẵng sẽ chuyển dịch nhanh công nghiệp từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất, phát triển ngành dịch vụ có hàm lượng trí thức và công nghệ cao, chú trọng dịch vụ hóa các ngành công nghiệp. Coi phát triển công nghiệp chế biến chế tạo là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết ngành và liên kết vùng.

Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP đến năm 2030 tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm, liệu có khả thi?
... và chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá

Mục tiêu tăng trưởng cao có khả thi?

Theo mục tiêu tăng trưởng, TP. Đà Nẵng phải đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đến năm 2030 đạt 9,5 – 10%/năm.

Nhìn lại kinh tế thành phố Đà Nẵng trong năm 2021 – 2022 và những tháng đầu năm 2023 cho thấy mục tiêu này khá khó khăn.

Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, tăng trưởng kinh tế TP. Đà Nẵng năm 2021 chỉ đạt 0,18%. Năm 2022, khôi phục sau dịch, Đà Nẵng đạt được kết quả tăng trưởng ấn tượng, GRDP tăng 14,05%, đứng thứ 3 cả nước. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, ảnh hưởng của hậu dịch bệnh, kinh tế thành phố chững lại thấy rõ, thể hiện qua GRDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,74%, cách khá xa mục tiêu tăng trưởng 6,5 – 7% năm 2023.

Kinh tế TP. Đà Nẵng tháng 7/2023 có khởi sắc so với tháng 6/2023 tuy nhiên mức độ khởi sắc không đáng kể. Điều này càng cho thấy mục tiêu đạt tăng trưởng 6,5 – 7% năm của năm 2023 là rất khó đạt được, chưa nói đến đạt 9,5 – 10% như mục tiêu trung bình đến năm 2030.

Nói riêng về lĩnh vực công nghiệp, Đà Nẵng đặt mục tiêu tỷ trọng công nghiệp – xây dựng đến năm 2025 sẽ chiếm 24 – 26% trong cơ cấu kinh tế, con số này đến năm 2023 là 29 – 30%. Nhưng trên thực tế, trong những năm gần đây, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đang giảm rõ rệt. Năm 2018, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 23,1% trong cơ cấu kinh tế, đến năm 2022, con số này đã giảm xuống còn 20,4% (trong khi năm 2022 kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng tới 14,05%), và 6 tháng đầu năm 2023, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chỉ còn chiếm 18,73%.

Trong đó, mục tiêu Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2030, tỷ trọng công nghiệp chiếm 19 – 21% nhưng thực tế năm 2021, tỷ trọng công nghiệp mới chiếm 14,95% trong tổng cơ cấu kinh tế thành phố và có chuyển biến không đáng kể trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Theo kế hoạch 155, tốc độ tăng trong giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2025 đạt trung bình trên 9,5%/năm. Hiện tại, đã hết nửa giai đoạn 2021 – 2025, VA tăng rất khiêm tốn. VA công nghiệp Đà Nẵng năm 2021 giảm 1,7% so với năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tương ứng giảm 2,3%; VA năm 2022 tăng 8,9% so với năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,69%. Và đến 6 tháng đầu năm 2022, VA công nghiệp Đà Nẵng chỉ tăng 1,47% và chỉ số sản xuất công nghiệp lại giảm 1,9% so với cùng kỳ 2022.

Tất cả các chỉ số phát triển kinh tế trong năm 2021 – 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đều thấp hơn so với mục tiêu (ngoại trừ GRDP năm 2022 tăng 14,05%).

Như vậy, để đạt tăng trưởng như kế hoạch 155 đặt ra, áp lực tăng trưởng những tháng còn lại của năm 2023 và các năm 2024 – 2030 là rất lớn.

Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP đến năm 2030 tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm, liệu có khả thi?
Đặt ra mục tiêu đầy "tham vọng", nhưng để đạt đến mục tiêu này sẽ là rất khó khăn, nếu không nói là khó khả thi khi kinh tế Đà Nẵng hiện nay tăng trưởng chưa ổn định và còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 9,5 - 10%/năm

Điều này còn khó khăn hơn bởi theo đánh giá của các chuyên gia, các hiệp hội ngành hàng và thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì tình hình sản xuất của Đà Nẵng sẽ còn rất nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2023 và kéo sang năm 2024 khi tình hình kinh tế thế giới biến động, lạm phát ở nhiều quốc gia tăng, sức mua giảm.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn đối mặt với những khó khăn nội tại như quỹ đất cho sản xuất công nghiệp không còn nhiều, rời rạc; các khu cụm công nghiệp mới triển khai còn chậm do vướng mắc pháp lý….

Từ những thực tế này, hoàn toàn có căn cứ để nhận định những mục tiêu tăng trưởng của kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030 là rất khó khăn, nếu không nói là khó khả thi.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Câu like, trục lợi trước nỗi đau của đồng bào là tội ác

Hành động lợi dụng sự việc đang được cả nước quan tâm để câu view, trục lợi không phải là mới mà như một 'đại dịch' đang lây lan, cần phải nghiêm trị.
Lào Cai: Sự quả cảm của trưởng bản 9X đã “hồi sinh” sự sống cho 115 con người giữa dòng bão lũ

Lào Cai: Sự quả cảm của trưởng bản 9X đã “hồi sinh” sự sống cho 115 con người giữa dòng bão lũ

Lòng dũng cảm và sự nhanh trí của trưởng bản Ma Seo Chứ tại Lào Cai như một ngọn lửa hy vọng, dẫn dắt 115 nhân khẩu thoát khỏi thảm họa diệt vong.
Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Kỳ vọng Lâm Đồng bứt phá để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư

Để phá vỡ ‘tảng băng’ trong thu hút đầu tư, chính quyền tỉnh Lâm Đồng thống nhất và cam kết đồng hành với doanh nghiệp từ trong nhận thức đến hành động.
Vuasanca
 tiếp nhận nhiều phần quà hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

Vuasanca tiếp nhận nhiều phần quà hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt

Sau một ngày phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt', Vuasanca đã tiếp nhận nhiều phần quà ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt...
Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Từ bước chân Tổng Bí thư, giọt nước mắt của Thủ tướng nơi vùng lũ đến sức mạnh đoàn kết trong nguy nan

Đứng ngay tại thôn Làng Nủ, chứng kiến nơi bão lũ để lại hậu quả tang thương nhất tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã không cầm được nước mắt.

Tin cùng chuyên mục

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Nhìn lại chặng đường 16 năm xây dựng và phát triển, Cục Hóa chất từng bước đưa ngành công nghiệp hóa chất phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Cần lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt về bão lũ

Trong bối cảnh thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc, một số người đưa lên mạng xã hội những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực.
Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Góc nhìn phòng chống bão: Xưa và nay

Trước tin báo bão về, khi bão đổ bộ, chúng ta cần thấy tinh thần chống bão thật khẩn trương và quyết liệt trong dân.
Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng

Ủng hộ đồng bào vùng lũ: Hãy thành tâm, đừng 'làm hàng'!

Cơn bão số 3 qua đi để lại mưa, lũ quét, sạt lở đất xảy ra liên hoàn trên nhiều địa phương phía Bắc cùng những tổn thất hết sức to lớn, hết sức đau thương.
Bộ Công Thương hỗ trợ đồng bào vùng lũ Tuyên Quang

Bộ Công Thương hỗ trợ đồng bào vùng lũ Tuyên Quang

Chiều 12/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã tới trao kinh phí ủng hộ nhân dân vùng lũ Tuyên Quang.
Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Sáng lên tinh thần đoàn kết giữa bộn bề bão lũ!

Giữa bộn bề bão lũ tàn phá, tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia của người dân sẽ tạo sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách.
Những chuyến xe đầy nghĩa tình của người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào miền Bắc

Những chuyến xe đầy nghĩa tình của người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào miền Bắc

Trong 2 ngày qua, tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), đã có hàng chục chuyến xe nghĩa tình ngày đêm vận chuyển hàng hoá hỗ trợ cho người dân các tỉnh miền Bắc.
Vuasanca
 chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Vuasanca chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Sáng 12/9, tại Hà Nội, Vuasanca chính thức phát động Chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt”.
Hà Nội: Lũ sông Hồng sau bão số 3 gây ngập ngoài đê nhưng chưa phải "đóng" cửa khẩu

Hà Nội: Lũ sông Hồng sau bão số 3 gây ngập ngoài đê nhưng chưa phải "đóng" cửa khẩu

Theo dự báo, nước lũ sông Hồng đoạn qua Hà Nội đã đạt đỉnh trên báo động 2, dưới báo động 3 và có thể xuống từ đêm nay 11/9/2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Chiều ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét sau bão.
Vuasanca
 phát động Chương trình

Vuasanca phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Cùng cả nước khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra, Vuasanca phát động Chương trình ''Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt''.
Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần 'ai không làm đứng sang một bên'

Việc đình chỉ chức vụ Giám đốc Điện lực Hạ Long Nguyễn Đại Cương cho thấy sự quyết liệt đáng ghi nhận của ngành điện Quảng Ninh trong khắc phục hậu quả bão lụt
Bộ Công Thương chủ động ứng phó, khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Bộ Công Thương chủ động ứng phó, khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Bộ Công Thương đang phối hợp cùng các địa phương, đơn vị liên quan khắc phục thiệt hại về điện sau cơn bão số 3 để phục vụ đời sống của nhân dân miền Bắc.
TP. Hồ Chí Minh: Một Giáo sư, Tiến sĩ ủng hộ 1 tỷ đồng cho đồng bào bị mưa lũ phía Bắc

TP. Hồ Chí Minh: Một Giáo sư, Tiến sĩ ủng hộ 1 tỷ đồng cho đồng bào bị mưa lũ phía Bắc

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thạch - giảng viên thỉnh giảng đại học tại TP. Hồ Chí Minh mang cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng đi ủng hộ đồng bào mưa lũ phía Bắc.
Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Chiều ngày 10/9, Đoàn kiểm tra công tác vận hành xả lũ một số công trình thủy điện trong mùa mưa bão của Bộ Công Thương đã đến kiểm tra tại Thủy điện Thác Bà.
Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh, nhiều người quan sát thấy lõi thép không lớn nên vội vàng quy chụp hoặc tỏ ý nghi ngờ về quá trình thi công xây lắp cột điện.
Ảnh hưởng bão số 3, Hà Nội cấm các phương tiện qua cầu Đông Hội (Đông Anh)

Ảnh hưởng bão số 3, Hà Nội cấm các phương tiện qua cầu Đông Hội (Đông Anh)

UBND huyện Đông Anh ngày 10/9/2024 ban hành văn bản cấm toàn bộ các phương tiện đi qua cầu Đông Hội (đường Đông Hội) do ảnh hưởng của bão số 3.
Những người lính thời bình

Những người lính thời bình

Dù không mưa bom bão đạn, không tiếng súng xuyên đêm, trong thời bình vẫn có những chiến sỹ hy sinh thân mình để bảo vệ đồng đội, nhân dân.
Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão

Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão

Sáng 10/9, Đoàn kiểm tra công tác vận hành xả lũ một số công trình thủy điện của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Công ty Thủy điện Tuyên Quang.
Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình

Các hồ chứa thủy điện cần tập trung cao độ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ để đảm bảo vận hành an toàn trong thời điểm hoàn lưu bão.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động