Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 01:53

Đà Nẵng: Sáng tạo mô hình cung ứng hàng hóa tại chợ truyền thống đảm bảo phòng chống dịch Covid – 19

Người mua hàng sẽ lựa chọn mặt hàng và ghi đơn, sau đó đến khu vực nhận hàng để đợi. Đơn hàng sẽ được chuyển vào trong chợ để các tiểu thương soạn hàng rồi đưa ra khu vực nhận hàng để giao hàng cho người dân và thanh toán. Mô hình cung ứng hàng hóa sáng tạo này đang được thực hiện tại chợ Hàn (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng), vừa đảm bảo giãn cách phòng chống dịch, vừa đảm bảo thực hiện mua bán nhanh chóng.

Sáng 28/8, 2 chợ loại I của TP. Đà Nẵng (do Sở Công Thương quản lý) là chợ Hàn và chợ Cồn chính thức mở cửa trở lại để bán các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ người dân. Trong đó, chợ Cồn có khoảng 14 tiểu thương và chợ Hàn 18 tiểu thương. Các mặt hàng được bán tại chợ gồm: Rau củ quả, thịt cá, hàng gia vị, đồ khô (cá, tôm, tép,… khô), trứng gia cầm các loại.

Tại chợ Hàn, để đảm bảo phòng chống dịch Covid – 19 cũng như giúp việc mua bán được nhanh chóng, BQL chợ đã sáng tạo mô hình cung ứng hàng hóa để người dân không phải vào chợ mua hàng nhưng vẫn nhận được hàng hóa nhanh chóng, tiện lợi. Theo đó, BQL chợ chia chuỗi cung ứng hàng hóa tại chợ thành 3 khu vực. Khu vực để tiểu thương các ngành hàng tiếp nhận đơn hàng phía mặt chợ đường Hùng Vương; khu vực soạn hàng trong chợ; và khu vực người dân đợi giao hàng hóa tại mặt chợ đường Nguyễn Thái Học.

Tại khu vực tiếp nhận đơn hàng. Mỗi tiểu thương ngành hàng sẽ được bố trí 1 ô hàng, cách ô có dải phân cách. Trước mỗi quầy tiếp nhận đơn hàng sẽ trang bị đầy đủ bút và giấy để người dân ghi đơn hàng; nước rửa tay sát khuẩn để người dân rửa tay trước và sau khi ghi đơn.
Tên mặt hàng và giá cả các mặt hàng được niêm yết công khai, rõ ràng

Đơn hàng sẽ được BQL chợ hỗ trợ tiếp nhận đưa vào các quầy hàng trong chợ, tiểu thương trong chợ sẽ soạn hàng theo đơn, tính toán giá từng mặt hàng và ghi số tiền tương ứng vào giấy thanh toán và đưa ra khu vực nhận hàng cho người dân.

Sau khi ghi đơn hàng người dân sẽ đến khu vực nhận hàng ở mặt đường Nguyễn Thái Học. BQL chợ đã phân chia khu vực nhận hàng thành những ô riêng lẻ có phân cách để đảm bảo giãn cách. Người dân đợi gọi đến tên người dân đặt hàng (kèm theo tổ) sẽ ra nhận hàng và thanh toán đi về.

Mô hình chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu tại chợ Hàn không chỉ giúp đảm bảo giãn cách, đảm bảo phòng chống dịch Covid – 19; mà việc đưa từng đơn hàng theo thứ tự sẽ giúp tiểu thương soạn hàng nhanh chóng, không bị rối đơn; người dân cũng nhận hàng lần lượt không có tình trạng chen lấn.

Đến kiểm tra thực tế tại chợ Hàn sáng 28/8, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ghi nhận sự sáng tạo và linh hoạt trong mô hình chuỗi cung ứng hàng hóa tại chợ Hàn. Đồng thời đề nghị BQL chợ sẽ tăng cung ứng hàng hóa cũng như đảm bảo phòng chống dịch nghiêm ngặt. (Ảnh: Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - Ông Nguyễn Văn Quảng hỏi han người dân về thực tế đặt mua hàng hóa trong thời gian qua)

Vui vẻ chia sẻ với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khi đang đợi lấy hàng tại chợ, ông Nguyễn Bốn – Tổ trưởng tổ 6, phường Hải Châu I (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) cho biết sau nhiều ngày gặp khó trong công tác đặt hàng cho người dân trong tổ, hôm nay ông đã thấy thỏa mãn và rất hài lòng. “Rất vui. Sáng nay nghe chợ Hàn mở, tôi phải đi xe đạp “trinh sát” 1 vòng xem hàng hóa thế nào. Xuống thấy hàng hóa tươi ngon, nhất là rau xanh nhiều; chỗ mua bán lại thông thoáng nên đã đi về tổ dân phố thông báo cho người dân lên đơn để đi mua. Sáng nay mua 1 ít, chiều tôi sẽ ghé xuống mua tiếp”, ông Bốn chia sẻ và nói thêm “Chợ làm rất bài bản, riêng từng khu vực vầy an toàn”.

Ghi nhận tại chợ Hàn trong sáng 28/8 có đại diện của khoảng hơn 20 tổ dân phố thuộc các phường trên địa bàn quận Hải Châu như: Hải Châu I, Hải Châu II, Phước Ninh, Thạch Thang đã đến mua hàng cho tổ dân phố. Hàng hóa đến 11h trưa, ngoại trừ mặt hàng cam sành và rau xà lách tạm hết hàng (sẽ về hàng lại lúc 14h chiều 28/8), các mặt hàng khác vẫn còn đầy đủ.

Đi bán lại ngày đầu tiên, anh Đỗ Văn Việt (lô 171, chợ Hàn, ngành hàng trứng gia cầm và đồ khô) cho biết trong sáng nay anh đã bán được khoảng hơn 100 kg trứng (55.000 đồng/kg, khoảng 15 – 17 quả). “Nguồn hàng thì tiểu thương chúng tôi đảm bảo, hết hàng sẽ có. Riêng mặt hàng trứng người dân lên đơn bao nhiêu quầy chúng tôi sẽ cung ứng bấy nhiêu, đảm bảo không hết hàng”, anh Việt nói và cho biết thêm, giá cả mặt hàng cá khô, tép khô cũng không thay đổi, vào khoảng 160.000 đồng/kg.

Tiểu thương Đinh Thị Tâm Đan (lô 206, quầy hàng Đan Chi, chợ Hàn) cho biết trong ngày hôm nay (28/8) do chưa nhập được thịt tươi sống nên tạm thời bán thịt heo đông lạnh. Ngày mai, quầy hàng sẽ cung ứng đầy đủ cả thịt tươi sống và thịt đông lạnh các loại

Ngồi nhận đơn ở khu vực tiếp nhận, tiểu thương Trần Thị Loan (đại diện ngành hàng cá) cho biết cá tươi được nhập từ tỉnh Quảng Nam. “Trong ngày nay chỉ kịp về cá nục. Ngay mai sẽ có nhiều mặt hàng hơn như tôm, cá giò, cá khế, cá nục…”, cô Loan nói và cho biết thêm, tất cả các mặt hàng cá đều là hàng tươi sống. “Chúng tôi bán với giá hỗ trợ cho người dân chứ, mỗi kg cá chỉ lời khoảng 5.000 đồng tiền bao bì với trừ hao thôi”, bà Loan chia sẻ.

Ông Nguyễn Trung Thành – Trưởng BQL chợ Hàn cho biết trong ngày đầu mở chợ trở lại, ngoại trừ mặt hàng thịt là hàng đông lạnh, còn lại tất cả các mặt hàng đều đầy đủ. Đặc biệt là mặt hàng cá tươi sống; rau củ quả các loại, nhất là rau xanh đầy đủ, về liên tục. “Chiều nay tiểu thương ngành hàng rau sẽ tiếp tục nhập về chợ thêm khoảng 2 tấn rau, đảm bảo cung ứng phong phú hàng hóa cho các tổ dân phố”, ông Thành nói.

Hàng soạn theo đơn cho các tổ hộ dân.

Cô Đinh Thị Luận và tổ viên tổ 17, phường Thạch Thang, quận Hải Châu mua được gần như đầy đủ các mặt hàng phục vụ gần 70 hộ dân của tổ. "Chưa đầy đủ hết nhưng chừng này là phong phú rồi, rau xanh nhiều. Trước mắt mua chừng này, về tổ lên đơn còn thiếu sẽ ra mua tiếp cho bà con", cô Luận nói. Chợ Hàn sẽ mở cửa phục vụ người dân trên địa bàn quận Hải Châu (các tổ dân phố của 13 phường trên địa bàn quận Hải Châu) từ 7h sáng đến 18h mỗi ngày.

Tại chợ Cồn, khu vực luồng đi chính của chợ được trưng dụng làm nơi bán hàng tạm thời của các tiểu thương. Mỗi tiểu thương ngành hàng sẽ được chia một ô riêng, có dải phân cách rõ ràng. Người dân chọn lựa hàng hóa và được đưa hàng ra một bàn riêng để nhận hàng và thanh toán.

Người dân vào mua hàng từ cổng chợ đường Ông Ích Khiêm, sau khi mua hàng sẽ ra bằng cổng chợ đường Hùng Vương.
Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa