Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Chi phí kinh doanh xăng dầu cần tính toán hợp lý, có căn cứ

Theo đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính cần phải tính toán có căn cứ, cơ sở để đưa ra các mức quy định đảm bảo doanh nghiệp xăng dầu có thể kinh doanh được.
Chi phí kinh doanh xăng dầu đang “đè nặng” doanh nghiệp sẽ được sửa ra sao? Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cấp đủ vốn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Dự kiến điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu ngày 11/11: Cần tính đúng, tính đủ để doanh nghiệp đủ sức cung ứng

Bên hành lang Quốc hội, phóng viên Vuasanca đã trao đổi với đại biểu Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội xung quanh nội dung chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam được Bộ Tài chính đề xuất áp dụng từ ngày mai (11/11).

đại biểu Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội

Được biết, chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam được Bộ Tài chính đề xuất áp dụng từ ngày 11/11 tới đây. Tuy nhiên, chi phí này theo một số doanh nghiệp đánh giá là quá thấp, chỉ tăng 5 - 83%, tương ứng với 60 - 660 đồng/lít. Trên thực tế, có doanh nghiệp tự thống kê chi phí tăng tới 67 - 466% đồng/lít, tức là gấp gần 6- 10 lần so với mức Bộ Tài chính đề xuất. Đại biểu có đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Tôi nghĩ giá xăng dầu là mặt hàng do Nhà nước quản lý, theo đó vai trò của cơ quan Nhà nước phải định giá xăng dầu và có chính sách điều chỉnh.

Về nguyên tắc điều chỉnh phải dựa trên những chi phí cụ thể và đảm bảo hiệu quả kinh doanh hợp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, phải tính đúng, tính đủ.

Do vậy mức chiết khấu và các chi phí trong quá trình vận chuyển, lưu thông xăng dầu theo tôi Bộ Tài chính phải có con số, có cơ sở để đánh giá. Cơ sở đánh giá này phải dựa trên cơ sở lịch sử chúng ta đã thực hiện trong nhiều năm qua, đồng thời cũng phải đánh giá xu thế thay đổi của các nguồn cung cấp như thế nào?

Bởi lẽ hiện nay Việt Nam đang có nguồn cung cấp trong nước khá cao, như Bộ trưởng Bộ Công Thương thông tin, chúng ta có thể phấn đấu đạt 70-80% nguồn cung trong nước và như vậy rõ ràng vấn đề chi phí gọi là những chi phí để chiết khấu cũng sẽ được tính toán chủ động hơn so với việc chúng ta vẫn phụ thuộc hoàn toàn 100% vào nước ngoài.

Cho nên tôi hy vọng rằng Bộ Tài chính phải tính toán có căn có cơ sở cứ dựa trên những chi phí cụ thể để đưa ra các mức quy định đảm bảo doanh nghiệp có thể kinh doanh được.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng chi phí chiết khấu cho các nhà bán lẻ quá thấp, thậm chí, nhiều nhà bán lẻ không có chi phí này, mà chỉ đầu mối cung cấp mới có. Đại biểu có đánh giá cụ thể nào về nguyên nhân này?

Thời kỳ giá xăng dầu thế giới tăng cao, chúng ta điều tiết rất tốt, không cửa hàng nào thiếu xăng dầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, giá xăng dầu thế giới không tăng quá cao, nguồn cung, theo tôi cũng không phải quá khan hiếm, nhưng trong nước lại xảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu.

Tôi cho rằng, lỗi không phải do nguồn cung thế giới, do ta không nhập được xăng dầu, mà là do cơ chế điều hành chưa phù hợp. Cụ thể, chi phí chiết khấu cho các nhà bán lẻ quá thấp, thậm chí, nhiều nhà bán lẻ không có chi phí này, mà chỉ đầu mối cung cấp mới có. Khi nhà bán lẻ không có chi phí chiết khấu, càng bán càng lỗ, thì đương nhiên họ sẽ không mặn mà gì với việc bán.

Tất nhiên, trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tăng rất cao, sẽ phải thực hiện việc cắt giảm chi phí chiết khấu. Theo đó, các công ty kinh doanh xăng dầu phải xác định kinh doanh không có lãi, cùng với việc Nhà nước giảm thuế, mới giảm giá được cho người dân.

Tuy nhiên, khi giá xăng dầu thế giới bình ổn trở lại, thì phải tăng chi phí chiết khấu cho các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, chúng ta chưa làm được điều này, mà mới chỉ thực hiện được chi phí chiết khấu cho nhà phân phối, còn người bán lẻ không có.

Theo tôi, công tác điều hành liên quan tới chi phí chiết khấu; sự phân chia chi phí chiết khấu giữa công ty đầu mối, nhà phân phối và nhà bán lẻ nếu có sự hợp lý hơn thì sẽ không để xảy ra tình trạng các cây xăng bán lẻ phải dừng bán như hiện nay.

Đã có phương án điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam, dự kiến áp dụng từ 11/11
Về nguyên tắc điều chỉnh phải dựa trên những chi phí cụ thể và đảm bảo hiệu quả kinh doanh hợp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Việc nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng là nội dung tranh luận của các đại biểu trong các phiên thảo luận trong việc khắc phục tình trạng khan hiếm xăng dầu như hiện nay. Quan điểm của đại biểu thế nào?

Theo tôi, xăng dầu là một mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào cung cầu. Trên thế giới, người ta sử dụng biện pháp bình ổn giá xăng dầu bằng cách mua theo hợp đồng trả trước.

Chúng ta hiện chưa có công ty nào thực hiện việc kinh doanh theo hợp đồng trả trước, mà vẫn làm theo kiểu mua xăng dầu ở thế giới mang về nước bán. Theo đó, giá xăng dầu thế giới tăng thì mua giá cao, giá giảm thì mua giá thấp.

Về nguyên tắc, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, xăng dầu là một mặt hàng có tác động rất mạnh tới đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, là một mặt hàng tạo ra chi phí đẩy cho tăng giá. Nếu xăng dầu tăng giá thì hầu hết các mặt hàng sẽ tăng giá. Bởi tăng giá xăng dầu liên quan tới vận tải, giao thông đi lại, nguyên liệu đầu vào…

Cho nên, nếu để giá xăng dầu tăng lên cao quá sẽ đẩy giá các mặt hàng khác tăng theo. Trong khi đó, khi giá các mặt hàng khác tăng cao thì đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng; đặc biệt là lạm phát, chỉ số giá tăng cao ngay lập tức.

Do đó, Nhà nước muốn bình ổn đời sống người dân thì buộc phải kiểm soát, điều tiết giá xăng dầu.

Nhưng điều tiết bằng cách nào? Theo tôi, chỉ có một cách duy nhất, đó là hoặc phải giảm phần phí xuống, đơn cử như thuế hoặc có thêm phần tiền hỗ trợ. Phần tiền này lấy từ lúc giá xăng dầu xuống thấp, phải trích từ quỹ bình ổn. Còn khi giá xăng dầu cao thì không trích nữa, mà lấy tiền đó bù cho việc bán giá rẻ. Tôi cho rằng vẫn cần phải có quỹ bình ổn xăng dầu, xuất phát từ những nguyên nhân trên.

Rất nhiều ý kiến cho rằng tình trạng thiếu hụt trên thị trường xăng dầu sẽ chưa dừng lại, theo đại biểu đâu là giải pháp căn cơ để đảm bảo nguồn cung xăng dầu ổn định trong giai đoạn tiếp theo?

Theo tôi đây là hạn chế của hệ thống quản lý xăng dầu Việt Nam, các nước người ta có hệ thống kinh doanh hàng đầu, hoàn toàn độc lập và tự do cạnh tranh và Nhà nước hầu như không cần phải can thiệp, các công ty tự định giá để đưa ra thị trường.

Ở Việt Nam thì chúng ta vẫn đang quản lý xăng dầu. Do vậy, việc Nhà nước đưa ra chính sách, nếu không phù hợp có thể sẽ gây tác động tới thị trường. Nhưng ngược lại nếu Nhà nước không có công cụ quản lý tốt rất có thể các doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng như độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy, tôi cho rằng là có lẽ cần phải nghiên cứu xem lại hai yếu tố:

Thứ nhất chúng ta phải xem cơ chế điều hành xăng dầu thực sự đã hiệu quả, khoa học chưa và đã dựa trên các cái nguyên tắc khách quan để đảm bảo rằng khi quyết định đưa ra bản thân Nhà nước cũng thấy thỏa đáng. Doanh nghiệp cũng chấp nhận được để không xảy ra tình trạng Nhà nước đưa ra thì doanh nghiệp nói rằng là giá thấp, có doanh nghiệp lại kêu giá cao.

Đứng trên góc độ của người kinh doanh muốn là mức chi phí, mức chiết khấu phải cao lên, nhưng muốn gì thì muốn đều phải có căn cứ, cơ sở cụ thể.

Thứ hai cần phải xem lại hệ thống cung cấp nguồn cung xăng dầu quốc gia xem thế nào để có giải pháp căn cơ, có như vậy chúng ta thực sự đưa kinh doanh xăng dầu Việt Nam dựa trên các nguyên tắc thị trường cạnh tranh lành mạnh trong thời gian tới.

Xin trân trọng cám ơn đại biểu!

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Mưa lớn gây ngập úng, nhiều hộ trồng rau mất trắng

Hà Nội: Mưa lớn gây ngập úng, nhiều hộ trồng rau mất trắng

Nhiều hộ dân tại thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) gặp khó khăn khi vùng trồng rau bị nước ngập sâu, không thể thu hoạch.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Gazprom

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Gazprom

Tại Thủ đô Moscow, Liên bang Nga, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp ông Vitaly Markelov, Phó Chủ tịch Tập đoàn Gazprom.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chiều 10/9/2024 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Thủ tướng yêu cầu 3 tỉnh triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

Thủ tướng yêu cầu 3 tỉnh triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

Thủ tướng yêu cầu Bí thư, Chủ tịch UBND 3 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà.
Thủ tướng cùng Văn phòng Chính phủ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng cùng Văn phòng Chính phủ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chính phủ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Phu nhân Ngô Phương Ly và Phu nhân Naly Sisoulith thăm Làng trẻ em Birla Hà Nội

Phu nhân Ngô Phương Ly và Phu nhân Naly Sisoulith thăm Làng trẻ em Birla Hà Nội

Chiều 10/9, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly và Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã đến thăm Làng trẻ em Birla Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão

Chiều ngày 10/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã ký Công điện về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi.
Thủ tướng yêu cầu không để người dân bị đói, bị rét, bị thiếu chỗ ở

Thủ tướng yêu cầu không để người dân bị đói, bị rét, bị thiếu chỗ ở

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết; không để ai bị đói, bị rét, bị thiếu chỗ ở.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Bắc Kạn

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại Bắc Kạn

Chiều 10/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác Trung ương đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ tại tỉnh Bắc Kạn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 10/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Con đường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Con đường

Chiều 10/9 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam đã đến Hong Kong dự Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Con đường.
Bộ Ngoại giao: Hai nhà máy thủy điện Trung Quốc chưa có kế hoạch xả lũ trong ngày 10/9

Bộ Ngoại giao: Hai nhà máy thủy điện Trung Quốc chưa có kế hoạch xả lũ trong ngày 10/9

Sáng ngày 10/9, phía Trung Quốc cho biết trước mắt, 2 nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng không khởi động xả lũ, cũng không có kế hoạch xả lũ.
Doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào Nga khoảng 3 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào Nga khoảng 3 tỷ USD

Theo Chủ tịch Quốc hội, các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào Nga khoảng 3 tỉ USD, trong khi phía Nga có 200 doanh nghiệp đầu tư sang Việt Nam với 1 tỷ USD.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Xăng dầu, hàng thiết yếu tại Thái Nguyên được cung ứng ổn định sau bão

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Xăng dầu, hàng thiết yếu tại Thái Nguyên được cung ứng ổn định sau bão

Ngành Công Thương đã triển khai các giải pháp để bảo đảm nguồn cung thực phẩm; xăng dầu, hàng hóa thiết yếu sau bão số 3 tại Thái Nguyên.
Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào thăm Phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào thăm Phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 10/9, tại Hà Nội, bà Naly Sisoulith, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đến thăm bà Ngô Thị Mận, Phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Thái Nguyên bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nhân dân

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Thái Nguyên bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nhân dân

Sáng nay 10/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến thị sát, chỉ đạo công tác phòng, chống bão lụt tại Thái Nguyên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó thiên tai tại Bắc Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó thiên tai tại Bắc Giang

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực có nguy cơ sạt lở.
BẢN TIN ĐẶC BIỆT cảnh báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông Hồng

BẢN TIN ĐẶC BIỆT cảnh báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông Hồng

Sáng ngày 10/9, Trung tâm Dự báo KTTVQG phát đi cảnh báo lũ đặc biệt, khẩn trên hệ thống sông Hồng. Vuasanca đang có mặt ghi nhận tại hiện trường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 10/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao.
Nóng: Hà Nội báo động lũ tại Thường Tín và Phú Xuyên

Nóng: Hà Nội báo động lũ tại Thường Tín và Phú Xuyên

9 giờ sáng 10/9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Hà Nội đã Lệnh báo động lũ tại 2 huyện Thường Tín và Phú Xuyên.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân sau bão số 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sáng 10/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước.
Quân đội triển khai cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu

Quân đội triển khai cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu

Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có Công điện gửi các đơn vị về việc tập trung khắc phục hậu quả sự cố sập nhịp cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) vào ngày 9/9.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Tổng cục Kỹ thuật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Tổng cục Kỹ thuật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Tổng cục Kỹ thuật và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.
Việt Nam - Hoa Kỳ ký bản Cập nhật Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng

Việt Nam - Hoa Kỳ ký bản Cập nhật Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng

Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết chương trình hợp tác giữa 2 bên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động