Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 12:28
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Công ty TNHH một thành viên nguyên liệu Giấy Miền Nam (25/9/1996-25/9/2016)

Dấu ấn 20 năm vì màu xanh của rừng

Sự nghiệp trồng rừng nguyên liệu giấy ở tỉnh Kon Tum của Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam từ năm 1996 đến nay đã in đậm dấu ấn của quá khứ gian nan, khốc liệt. Với diện tích hiện còn trên 9.000ha đã minh chứng cho những nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ, đảng viên, người lao động công ty suốt 20 năm qua.
Ban Chấp hành Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ 2015-2020 chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu

Quá khứ gian nan

Tròn 20 năm qua, từ khi bắt đầu đưa cây thông và keo lai lên trồng trên đất rừng Kon Tum, những dấu ấn trong quá khứ gian nan, khốc liệt của những người đi mở đất, trồng và giữ rừng như vẫn còn in đậm trong ký ức của mỗi người. Bạt núi mở đường nơi đất dốc đồi cao, vượt qua gian khó để trồng được trên 17.200ha rừng nguyên liệu. Thế nhưng những khắc nghiệt về thời tiết, bom mìn của chiến tranh để lại, nước lũ mưa nguồn, địa hình chia cắt, núi cao rừng sâu… đã làm cho hàng ngàn hécta rừng của công ty bị cháy cộng với số diện tích keo lai không phù hợp với điều kiện ở Tây Nguyên đã không tồn tại. Nhưng với sự quyết tâm và lòng quả cảm của những con người ở đây, trên 9.000ha rừng thông nguyên liệu của công ty hiện đang phát triển, xanh thẳm, trải khắp 33 xã của 8 huyện trong toàn tỉnh. Đặc biệt là trên những dãy núi cao ở Sa Thầy, Tu Mơ Rông, Đắk Tô và trên dãy núi Sạc Ly, nơi trước đây là vùng đất bom cày, đạn xới, là bạt ngàn cỏ tranh, lau lách vốn nổi danh là “vùng đất chết ” nay đang bật dậy, hồi sinh với những dải rừng thông xanh ngút mắt.

Tìm hướng đi mở con đường mới

Phải khẳng định rằng, trên 9.000ha rừng thông của Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam hiện nay đang phát triển khá tốt. Tuy nhiên theo quy hoạch và phương án kinh doanh ban đầu của dự án thì rừng sẽ được khai thác sau 15 năm. Tức là công ty sẽ phải chuẩn bị khai thác vào năm 2015. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty Tống Hữu Chân cho biết: Công ty thí điểm thực hiện tỉa thưa rừng thông nhưng đã bị lỗ, vì ở Kon Tum không có nhà máy chế biến, gỗ tỉa thưa phải đưa xuống Gia Lai hoặc Bình Định chế biến để tiêu thụ; giá thu mua của các nhà máy chỉ là 820.000 đồng/tấn, trong khi đó công vận chuyển đã mất khoảng 450.000 đồng/tấn. Với giá bán và cách tiêu thụ này, công ty sẽ lỗ gần 17 triệu đồng/ha. Như vậy, nếu thực hiện theo phương án kinh doanh ban đầu đã được phê duyệt và tiến hành khai thác, với trên 9.000ha rừng hiện nay, công ty sẽ lỗ khoảng trên 150 tỷ đồng. Và nếu thực hiện phương án sản xuất ván ghép thanh với cây thông ở 15 năm tuổi thì chất lượng gỗ sẽ kém, chi phí sản xuất cao, giá bán thấp thì sẽ lỗ khoảng trên 200 tỷ đồng.

Chủ tịch kiêm Giám đốc Tống Hữu Chân (thứ 3 từ trái sang) kiểm tra công tác phòng chống cháy trên những địa bàn trọng điểm

Từ thực tế nêu trên, lãnh đạo công ty đã báo cáo, xây dựng phương án trình Tổng công ty giấy Việt Nam cho phép kéo dài thời gian khai thác rừng nguyên liệu từ 15 năm sang 25 năm. Giám đốc Tống Hữu Chân tâm sự: “Lãnh đạo công ty rất quyết tâm. Suốt mấy năm qua chúng tôi phải ngược xuôi giải trình với các bộ, ngành về phương án “giải cứu thua lỗ” cho công ty. Theo đó, nếu để 25 hoặc 30 năm khai thác, rừng thông sẽ cho chất lượng gỗ cao hơn, sử dụng được trong nhiều lĩnh vực chế biến, lượng tiêu hao nguyên liệu gỗ tròn trên một đơn vị sản phẩm chế biến thấp. Với phương án đó, dự kiến lợi nhuận thu được gần 79 triệu đồng/ha. Tổng lợi nhuận sẽ đạt khoảng gần 700 tỷ đồng”.

Còn theo Phó Giám đốc Công ty Phạm Văn Hà, nếu kéo dài dự án sang 25 năm trở lên, ngoài mục tiêu về kinh tế còn giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động của tỉnh Kon Tum, nhất là bà con đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ; góp phần cân bằng sinh thái, cải thiện khí hậu và đất đai, duy trì nguồn nước sinh hoạt, canh tác và phục vụ cho hoạt động của các nhà máy thủy điện trong tỉnh Kon Tum và một số tỉnh lân cận, phòng chống biến đổi khí hậu…

Với sự tính toán khoa học, cụ thể và thuyết phục, phương án đề nghị kéo dài thời gian khai thác gỗ rừng trồng của công ty đã được chấp thuận. Trước mắt và khởi đầu là sự kiện xây dựng nhà máy sản xuất ván Veneer có công suất thiết kế 12.000m3/năm để tiêu thụ sản phẩm tỉa thưa hàng năm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng trồng, tạo điều kiện cho rừng phát triển, giải quyết công việc và thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Dấu ấn nhà máy dưới chân đồi Sạc Ly

Còn nhớ, sự kiện Tổng công ty Giấy Việt Nam quyết định xây dựng nhà máy sản xuất ván Veneer tại Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam cuối năm 2014 đã làm nức lòng cán bộ, đảng viên, người lao động công ty. Họ đã chờ đợi sự kiện này rất lâu rồi và hôm nay đã thành hiện thực.

Có mặt tại lễ khởi công xây dựng nhà máy tại xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô cuối năm 2014 mới thấy được niềm vui đối với những người quan tâm đến sự nghiệp trồng nguyên liệu giấy trên vùng đất Kon Tum. Chứng kiến thời khắc đó, tôi nhác thấy gương mặt thật nhiều biểu cảm, rạng rỡ và tràn đầy xúc động của Giám đốc Tống Hữu Chân. Ánh mắt của người đứng đầu công ty này như ánh lên niềm vui về một bước chuyển mới đã đến sau bao thăng trầm, biến cố của sự nghiệp trồng rừng nguyên liệu trên vùng đất nơi cực Bắc Tây Nguyên đầy nắng gió và khắc nghiệt này.

Niềm vui ấy vẫn hiện rõ trên khuôn mặt và cái xiết tay thật chặt của Giám đốc Tống Hữu Chân khi tôi đến thăm nhà máy vào thời điểm công ty đang chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Niềm vui thực sự đó như được lan tỏa sang tất cả mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn công ty. Giọng nói của anh như nghẹn lại trong huyết quản của mình… Tôi biết anh vui vì cuộc sống mới của người lao động của công ty sẽ mở ra, đã lo được những việc lớn vì trách nhiệm trên vai của mình mà mọi người luôn kỳ vọng. Xin được chung vui cùng với công ty, với anh, một con người luôn tận tâm, hết mình vì nhiệm vụ đã bén duyên và dấn thân trên mảnh đất Tây Nguyên để mang về màu xanh sự sống và niềm vui cho tất cả mọi người, vì sự nghiệp ổn định và phát triển của công ty nguyên liệu giấy miền Nam.

Với những nỗ lực vượt bậc của cán bộ, đảng viên, người lao động suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển trên đất Kon Tum, Công ty TNHH MTV nguyên liệu Giấy Miền Nam đã được nhận Cờ của Chính phủ và UBND tỉnh tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2015; Cờ của Tỉnh ủy Kon Tum tặng danh hiệu 5 năm liền đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu (2011-2015).

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và GEAPP hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh

Tôn Đông Á - 26 năm hành trình 'cùng xây cuộc sống xanh'

Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh

TNPM ghi dấu ấn trên thị trường quản lý vận hành bất động sản Hà Nội

Casumina hướng tới tương lai: Đổi mới, sáng tạo và vươn xa

Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống miến dong sạch Quyền Thiết - Làng So

FSEL: Học ngoại ngữ tương tác cùng AI dành cho người Việt

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel

Quảng Ninh - Cụm công nghiệp đầu tiên của huyện Đầm Hà thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tưng bừng mừng kỷ niệm 60 năm: Bảo hiểm Bảo Việt khao đại tiệc tri ân 15 tỷ đồng

Công ty Cổ phần MISA có Tổng giám đốc mới

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 13,4%

Bảo hiểm PVI vào 'Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam'

Siberian Wellness và tổ hợp sản xuất hiện đại trên toàn cầu

Hội nghị người lao động EVNNPT năm 2024: Phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo

Lãi 504 tỷ sau 9 tháng, BCG Energy (BGE) hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận