Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 01:53

Dấu ấn ngoại giao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong mắt bạn bè quốc tế

Trường phái ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự kế thừa và phát huy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc ‘cây tre Việt Nam’, ‘gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển’,... thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam".

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức Nga năm 2014. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Có thể thấy rằng, những kết quả, thành tựu của Việt Nam đạt được là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự điều hành chủ động, linh hoạt của Nhà nước; sự đồng tình, đoàn kết, ủng hộ của toàn thể Nhân dân; sự vào cuộc và hoạt động tích cực của cả hệ thống chính trị, tất cả các ngành, các cấp.

Những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của đối ngoại Việt Nam trở thành minh chứng thực tiễn, sinh động trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt gần 40 năm qua. Đây là sự kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại của đất nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại, là việc tổ chức thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, chủ động, hữu nghị, hợp tác và phát triển trước sau như một của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thành tựu của công tác đối ngoại Việt Nam những năm qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Công tác đối ngoại của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã đạt được nhiều thành quả hết sức quan trọng. Việt Nam đã và đang phát triển quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại quốc tế, an ninh nội địa...

Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã ngày càng tham gia tích cực vào sự phát triển toàn cầu, thể hiện vị thế trên trường quốc tế. Chúng ta đã triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ; phát triển quan hệ với tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ, cũng như các tổ chức quốc tế; với tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực... Nhờ đó, mối quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực Đông Nam Á, châu Á, cũng như trên toàn thế giới, ngày càng phát triển.

Giới chuyên gia nhiều nước trên thế giới đều nhất trí với nhận định rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo điển hình trong việc kết hợp hài hòa giữa quan hệ quốc tế và lợi ích quốc gia - dân tộc trong công tác đối ngoại.

Đánh giá về dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác đối ngoại, ông Hàn Phương Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, Chủ tịch Học hội ngoại giao và quan hệ quốc tế CHARHAR, cho rằng: Trường phái ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự kế thừa và phát huy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối ngoại giao tôn trọng độc lập, hòa bình, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời chủ trương mở cửa, linh hoạt, cải thiện quan hệ quốc tế và tham gia hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Đối diện với khó khăn và thách thức, Việt Nam vẫn kiên định và giữ vững nguyên tắc; đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong hoạch định chính sách; vừa cứng rắn, vừa uyển chuyển.

Trường phái ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự kế thừa và phát huy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Nói một cách cụ thể là vừa kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa tích cực mở rộng trong lĩnh vực ngoại giao, bảo vệ và phát triển lợi ích quốc gia, kết hợp nhuần nhuyễn tính linh hoạt và tính nguyên tắc, nỗ lực thích ứng với thế giới không ngừng biến đổi; mặt khác, cùng với việc phát triển các quan hệ ngoại giao hiện có, thiết lập các quan hệ hợp tác mới. Đây chính là nền tảng ngoại giao để Việt Nam vẫn phát triển ổn định, lành mạnh, dù đứng trước tình hình thế giới vô cùng phức tạp.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã tạo được sự đồng thuận trong triển khai đường lối đối ngoại, chuyển phức tạp thành đơn giản, biến khó thành dễ, tìm được con đường phát triển giữa xung đột của các nước lớn, kết hợp nhuần nhuyễn quan hệ đa phương và song phương; thúc đẩy nền ngoại giao tổng hợp trong thời đại mới; phát triển mạnh mẽ ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, ngoại giao quân sự; tạo môi trường quốc tế tốt đẹp, ổn định và hữu nghị cho sự nghiệp đổi mới, mở cửa của Việt Nam.

Trong khi đó, đồng chí Prak Sokhonn, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni chia sẻ: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trường phái ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam”, đã nêu bật cách tiếp cận đối ngoại và ngoại giao đặc biệt của Việt Nam trong việc duy trì hòa bình, ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Ngoại giao “cây tre Việt Nam” đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển học thuyết và chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh còn nhiều phức tạp, phụ thuộc lẫn nhau và dễ bị tổn thương.

Chính sách này cũng nhằm thiết lập quan hệ đối tác đa dạng với các nước lớn, tạo điều kiện mở rộng kết nối thương mại và đầu tư, nâng cao năng lực quốc phòng, nâng cao uy tín quốc tế, bảo đảm môi trường bên ngoài hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước của Việt Nam. Trường phái ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” đã thể hiện khả năng thích ứng và linh hoạt của Việt Nam khi đối phó với tính chất khó lường của các mối quan hệ quốc tế” trong suốt thời gian dài.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” đặt trọng tâm ưu tiên độc lập, tự chủ, tôn trọng luật pháp quốc tế. Khi Việt Nam định hướng đường lối của đất nước, tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cam kết đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ sẽ bảo đảm mục tiêu thịnh vượng cho Việt Nam.

Nhà đồng sáng lập và điều phối tổ chức Vận động Cứu trợ và Trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAORRC) Merle Ratner chia sẻ, trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến chuyển phức tạp, Việt Nam thực hiện đường lối mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng gọi là trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Ngày nay, Việt Nam là một quốc gia hòa bình với tất cả các quốc gia và dân tộc khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Các hoạt động tương tác của Việt Nam với các quốc gia khác dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam ưu tiên trên hết là đoàn kết, độc lập, hữu nghị và tương trợ lẫn nhau.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp bà Raymonde Dien - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, một biểu tượng của tinh thần chống cuộc chiến phi nghĩa do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam, tại Tòa thị chính Choisy Le Roi nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp, ngày 26/3/2018. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Đường lối này phù hợp với chính sách “bốn không” lâu năm của Việt Nam, vốn được nêu rõ trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019: Việt Nam không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Trong lịch sử, cũng như hiện tại, Việt Nam luôn sát cánh cùng các phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có phong trào đấu tranh giành tự do của những người da đen ở Mỹ, cũng như phong trào đấu tranh của các tầng lớp lao động trên thế giới.

Có thể thấy, chính sách đối ngoại của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm của đất nước trong việc duy trì độc lập, chủ quyền và quốc phòng, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng. Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Vị thế và uy tín quốc tế" của Việt Nam trong khu vực và trên thế' giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hoà bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế" giới”.

Về phần mình, chuyên gia A.Shifman thuộc khoa Khoa học Chính trị của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) nhận xét, nghệ thuật của trường phái ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” chính là sự linh hoạt khi đối mặt với những thách thức mới nhưng không bao giờ xa rời các nguyên tắc ngoại giao và tư tưởng quan trọng của Đảng. Ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” vừa phù hợp với điều kiện hiện nay, vừa được củng cố bởi những hành động, đường lối đổi mới của Đảng và sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vì vậy, trong quan hệ quốc tế, chủ thể làm công tác ngoại giao mà không tuân theo các nguyên tắc thì không thể tồn tại và không được coi trọng. Đây cũng là đặc trưng của ngoại giao Việt Nam. Ngoài ra, tre còn là loại cây tượng trưng cho đức tính cao thượng, dũng cảm và sức sống bền bỉ và đây là hình ảnh phù hợp nhất để mô tả chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Trưởng Ban Tiếng Việt, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc Nguỵ Vi nhận xét, với tư cách là Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo đất nước giành được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại những đổi thay toàn diện và tươi đẹp cho đất nước, đặc biệt là đã xác định được các vấn đề căn bản như con đường và phương hướng phát triển xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã tích cực nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế" giới, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, góp phần quan trọng làm thay đổi vị thế' quốc tế" của Việt Nam, từng bước nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phong cách ngoại giao của đồng chí Nguyễn Phú Trọng rất đặc sắc với lập trường chính trị rõ ràng, biện pháp ngoại giao linh hoạt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ phương châm ngoại giao độc lập, tự chủ, kiên trì lập trường chính trị đúng đắn và chính sách “bốn không”, phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Ông Amiad Horowwitz, Ủy viên Ban Quốc tế, Ủy viên Ban Hòa bình và Đoàn kết Đảng Cộng sản Mỹ đánh giá, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã ngày càng có ảnh hưởng và uy tín trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế. Ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” là cách tiếp cận ngoại giao độc đáo, nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới nổi lên trên cục diện địa chính trị thường gặp phải xung đột, Việt Nam đã có được hòa bình và thịnh vượng chưa từng có. Bất kỳ ai quan tâm đến sự chung sống hòa bình đều cần phải nghiên cứu trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” để học được những bài học quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Raul Castro Ruz đến sân bay Quốc tế Antonio Maceo, thành phố Santiago de Cuba. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” được phát triển từ những kinh nghiệm độc đáo của truyền thống lịch sử Việt Nam lâu đời, kết hợp với những bài học từ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, được vận dụng một cách sáng tạo dựa trên điều kiện đặc thù của bối cảnh địa chính trị ngày nay. Cây tre được coi là biểu tượng của sự linh hoạt, bền vững và sức mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên sử dụng hình tượng cây tre để tượng trưng cho những đức tính này của con người Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đồng chí Raul Castro Ruz trên chuyên cơ bay từ thủ đô La Habana tới thành phố Santiago de Cuba. Ảnh: TTXVN

Tiếp nối những nguyên tắc này, cách tiếp cận ngoại giao của Việt Nam thể hiện sự độc lập và sức mạnh một cách quyết liệt, nhưng đồng thời linh hoạt, tìm cách duy trì quan hệ hòa bình với tất cả các quốc gia và dân tộc. Có rất nhiều ví dụ thực tế minh chứng cho điều này trong thập kỷ qua hoặc lâu hơn. Trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Việt Nam cung cấp mô hình tốt hơn cho các quốc gia trên thế' giới, một mô hình vừa không gây ra tổn hại đến sức mạnh và nguyên tắc của ngoại giao, vừa có tính linh hoạt và tiếp tục theo đuổi hòa bình. Các nhà ngoại giao và những cường quốc trên thế' giới phải học hỏi cách tiếp cận độc đáo của Việt Nam để có được nhiều bài học có thể áp dụng cho các tình huống cụ thể để có thể có một tương lai hòa bình hơn.

Ông Stefano Bonilauri, Giám đốc Nhà xuất bản Anteo Edizioni (Italia) thì cho rằng: Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” đã đạt được những kết quả đáng kể theo các nguyên tắc độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa. Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu đa dạng, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nam trong mắt các chính phủ và nhân dân các nước khác.

Bên cạnh những thành công trong quan hệ song phương, công tác đối ngoại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng đạt được nhiều kết quả to lớn trong quan hệ đa phương. Thực tế, Việt Nam đã khẳng định mình là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong tất cả các tổ chức, cơ chế đa phương mà Việt Nam tham gia như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC và các dự án hợp tác trong khu vực Mêkông. Rõ ràng là ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tăng cường sức mạnh cho Việt Nam trên nhiều phương diện, bất chấp một môi trường quốc tế đầy khủng hoảng và bất ổn.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba - Việt Nam, Tiến sỹ Ruvislei Gonzalez Saez, Trưởng Ban Nghiên cứu châu Á - châu Đại Dương, Trung tâm Nghiên cứu chính trị quốc tế, Bộ Ngoại giao Cuba, nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong giai đoạn 2011 - 2023, Việt Nam đã điều chỉnh chính sách đối ngoại năng động hơn, hiện đại và chủ động hơn trên trường quốc tế. Việt Nam phát triển quan hệ trên cơ sở lập trường cân bằng với các nước lớn nhằm hướng tới thúc đẩy môi trường hòa bình để Việt Nam có thể phát huy toàn bộ nguồn lực phục vụ phát triển, triển khai nền ngoại giao đậm đà bản sắc dân tộc.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24-26/11/2016. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Nền ngoại giao hòa bình và đúng đắn của Việt Nam là sự kế tục di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đã và đang nổi lên với vai trò lãnh đạo vào các thời điểm quan trọng gần đây, như đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN giữa đại dịch COVID-19 cũng như trên cương vị Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều đó đã và đang gia tăng với vai trò, sự tham gia lớn hơn của Việt Nam trên tất cả các trường quốc tế, bao gồm cả sự ủng hộ đối với các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: Việt Nam đã “xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”... thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”.

Theo Baotintuc.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia