Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 19:42

Đẩy mạnh liên kết đưa khoa học vào cuộc sống

Có một thực tế là giữa nhà sản xuất và nhà khoa học Việt Nam không có mối liên kết. Đây chính là nguyên nhân khiến giới khoa học không biết nhà sản xuất cần gì để mà nghiên cứu, và nhà sản xuất không biết nhà khoa học có thể làm được gì để còn “đặt hàng”.

Các kỹ sư đang nghiên cứu đưa khoa học vào cuộc sống

 - Chưa tìm được tiếng nói chung

Số liệu tại Hội thảo “Quản lý và thương mại hóa tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ - KH&CN) tổ chức mới đây tại Hà Nội cho thấy: mỗi năm, các tổ chức nghiên cứu trong nước thực hiện khoảng 2.000 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, mỗi năm, các trường đại học đào tạo khoảng 15.000 thạc sĩ, 1.000 tiến sĩ. Nếu coi mỗi luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ là một kết quả nghiên cứu, thì hàng năm khối các trường đại học đóng góp vào kho kết quả nghiên cứu khoảng 16.000 kết quả.

Tính đến tháng 10 năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia đã cấp khoảng 12.000 văn bằng bảo hộ với các sáng chế, giải pháp hữu ích có nguồn gốc nước ngoài được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Ngoài ra, mỗi năm có hàng nghìn kết quả nghiên cứu, giải pháp hữu ích mang tên “sáng chế nông dân”.

Tuy nhiên, tỷ lệ các nghiên cứu này ứng dụng vào khu vực doanh nghiệp sản xuất còn rất nhỏ. Hiện Việt Nam có chưa đầy 10% kết quả nghiên cứu, tức là chỉ khoảng 2.000 kết quả là có tiềm năng ứng dụng thực tế, số còn lại là các nghiên cứu không phải nghiên cứu ứng dụng, hoặc những nghiên cứu chưa thiết thực với thực tế sản xuất trong nước.

Ngoài ra, việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu từ các tổ chức khoa học và công nghệ vào doanh nghiệp còn rất hạn chế.

Sản phẩm khoa học phải trúng nhu cầu xã hội

Anh Nguyễn Tiến Đạt - làm việc tại một cơ sở sản xuất nano bạc ở TP.HCM - chia sẻ: “Cách đây hai năm, tôi đã nghiên cứu nano bạc thành công nhưng mất hơn 1 năm thành quả “xếp xó” vì không biết tìm đâu ra khách hàng. Sau nhiều nỗ lực tìm hiểu, thay vì chờ đợi khách hàng mua về chế tạo các sản phẩm ứng dụng, tôi tìm hiểu nhu cầu của người nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả để thiết kế và chế tạo lại sản phẩm cho phù hợp với cách sử dụng và an toàn cho môi trường, không độc hại và hiệu quả cao. Kết quả là sản phẩm nano bạc của tôi đã bán ra thị trường và phổ biến rộng rãi cả nước. “Bài học để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học là hãy bắt đầu từ nhu cầu thực tế, đừng làm ra sản phẩm rồi “bắt” mọi người phải dùng” – anh Đạt kết luận.

Đồng tình với quan điểm nhà nghiên cứu cũng phải tự tiếp thị sản phẩm của mình, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng - cho rằng, “Làm khoa học trước hết phải bắt đầu từ việc giải quyết các bài toán thực tế của cuộc sống. Nhà khoa học phải gần dân, sát dân để tìm hiểu và phát hiện các nhu cầu của họ”.

Theo Th.s Phan Quốc Nguyên - trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, cần thúc đẩy thương mại hóa công nghệ giữa trường đại học và doanh nghiệp. Hỗ trợ thành lập các cơ quan trung gian thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ, đầu tư trang thiết bị nhằm tăng cường nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, tổ chức thêm các chợ công nghệ. Thúc đẩy thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ và vườn ươm công nghệ, có chính sách ưu đãi về thuế nhằm hỗ trợ chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và doanh nghiệp… nMỗi năm, các tổ chức, cá nhân trong nước đóng góp thêm vào kho tài sản trí tuệ khoảng 20.000 kết quả nghiên cứu, sáng chế nhưng hiệu quả sử dụng chỉ đạt 10%.

Nguyễn Duyên

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm quốc tế thiết bị điện, dây và cáp điện Việt Nam 2024: Quy tụ các thương hiệu nổi tiếng

NEG An Giang chính thức ra mắt hai dòng xe mới nhất của BYD

Những kỳ lân ICT của Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nâng cấp dàn SUV 'điệp viên' với khiên chắn chống đạn mới

Vinfast sẽ bán 3.000 xe điện VF5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico

VAMA, VIVA và VAMM khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp ô tô và xe máy nội địa

Kịch tính ô tô vượt rừng, bốn bánh lơ lửng tại giải đua ô tô địa hình lớn nhất toàn quốc

Xử phạt 2 doanh nghiệp viễn thông sử dụng dữ liệu cá nhân không đúng mục đích

'Nghẹt thở' với những màn drift bốc lửa tại giải đua ô tô lớn nhất toàn quốc ở Hà Nội

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Trao Giải Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều hãng giảm mạnh giá ô tô nhập khẩu trong dịp mua sắm cuối năm

Sau 15 ngày ra mắt chính thức, đã có 3 triệu người sử dụng mạng 5G

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Người đàn ông Hà Nội chi hơn 10 tỷ đồng, coi đua xe như cách để thiền định

Hyundai Palisade xuất khẩu sang Thái Lan: Bước tiến 'vượt bậc' của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Có gì tại ngày hội 'đốt lốp' xe hơi lớn nhất toàn quốc tại Hà Nội?