Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 11:25

Dệt may đón cơ hội mới

Dệt may được đánh giá là ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Để đón cơ hội này, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành dệt may xác định việc phát triển phong phú mẫu thiết kế và chủ động nguyên liệu sản xuất là hai yếu tố sống còn.
Hơn 4.000 lao động dệt may đang làm việc tại Tổng công ty cổ phần Phong Phú, TP Hồ Chí Minh.

Xác định rõ chuỗi giá trị

Có mặt tại xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại may Sài Gòn (Garmex Sài Gòn), cảm nhận của chúng tôi là nhịp hối hả, tất bật của các đơn vị sản xuất để kịp hoàn thành kế hoạch đơn hàng trong dịp cuối năm. Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Garmex Sài Gòn cho hay: “Để có những đơn hàng ổn định trong năm tiếp theo, nhất là trong thời điểm hội nhập TPP, công ty chúng tôi đặt thiết kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chuỗi giá trị “thiết kế - sản xuất - tiêu thụ”. Theo đó, Garmex Sài Gòn đã xây dựng và ưu tiên phát triển việc thiết kế nhằm tăng tốc đầu tư vào chiều sâu, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh”.

Vì vậy, Garmex Sài Gòn đã xây dựng được đội ngũ thiết kế với hơn 200 nhà tạo mẫu được đào tạo chuyên nghiệp. Mới đây, DN này cũng chính là DN dệt may đầu tiên mua lại một thương hiệu của Mỹ, sau đó làm chủ từ khâu thiết kế, phát triển mẫu và cung ứng mẫu cho đến sản xuất và cung ứng sản phẩm để phân phối trên thị trường Mỹ. Ông Lê Quang Hùng kỳ vọng, khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, trong đó có TPP thì dự kiến năm 2018, Garmex Sài Gòn sẽ đạt mục tiêu doanh thu là 3.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với doanh thu của năm 2015 là 1.500 tỷ đồng.

Còn Công ty cổ phần May Quốc tế Thắng Lợi thì đặt chiến lược đổi mới công nghệ để đón đầu cơ hội TPP. Theo đó, trong thời gian qua DN May Quốc tế Thắng Lợi đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để đổi mới công nghệ dệt, nhuộm, phát triển khâu thiết kế và xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm. Đến nay, chuỗi sản xuất khép kín từ khâu sợi, dệt, nhuộm cho đến thiết kế mẫu mã, sản xuất và cung ứng sản phẩm của công ty được đánh giá thành công nhất ở TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Vẫn còn nhiều vướng mắc

Theo ông Ngô Đức Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Quốc tế Thắng Lợi, mặc dù DN dệt may đã có nhận thức rõ về việc thay đổi năng lực để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập, tuy nhiên, không phải DN dệt may nào cũng giải bài toán hội nhập được thuận lợi và khá quy củ như Garmex Sài Gòn và May Quốc tế Thắng Lợi. Bởi may xuất khẩu của ta hiện vẫn còn lệ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu mà chủ yếu từ các nước không phải thành viên TPP. Trong khi đó, chất lượng nguyên liệu, đặc biệt là chất lượng vải xuất khẩu của chúng ta chưa tốt.

Chuyên gia kinh tế TS Bùi Quang Tín, ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, khó khăn nhất của DN Dệt may hiện nay là quy tắc xuất xứ của TPP, song sản phẩm dệt may của Việt Nam hầu như không được hưởng lợi bao nhiêu từ các ưu đãi thuế quan. Theo đó, trong thời gian sắp tới, việc kêu gọi thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu là vô cùng quan trọng. “Nếu chúng ta tăng được nguồn nguyên liệu sản xuất từ trong nước thì chúng ta sẽ đáp ứng được khoảng 50 triệu lao động cho sản xuất nguyên liệu cũng như các thành phẩm xuất khẩu đi các nước, tức là đáp ứng được 50% dân số Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu của chúng ta tới năm 2020 dự kiến đạt được khoảng 50 tỷ USD”, TS Tín nói.

Hiểu rõ khó khăn này, thời gian qua Hiệp hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh đã luôn đồng hành cùng các DN để giải bài toán về nguồn nguyên liệu sản xuất. Qua đó, đã xây dựng thành công nhiều chuỗi kết nối các DN về cung ứng nguyên liệu và các DN may mặc trong nước với nhau. Dù sản lượng sản phẩm từ kết nối với nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước bước đầu chưa nhiều, nhưng đã tăng dần lên theo hướng tích cực.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Với sự cố gắng nỗ lực của hội cũng như là sự vươn lên của các DN, sản lượng mà các DN tại TP Hồ Chí Minh kết nối với nhau đã tăng lên gấp đôi với trước. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho ngành dệt may khi hội nhập”./.

Theo TTXVN/Tin tức

Tin cùng chuyên mục

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela