Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 20:31

"Đích ngắm" của nhà đầu tư Nhật Bản

Nhiều mặt hàng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã được giới thiệu tại Triển lãm M-Tech Osaka 2021 diễn ra mới đây. Thông qua triển lãm, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn chuyển một phần nhà máy sang Việt Nam.

Triển lãm M-Tech Osaka 2021 là một trong những triển lãm thường niên chuyên ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất Nhật Bản. Tại triển lãm, ngoài các doanh nghiệp Nhật Bản còn có sự tham gia của nhiều nhà sản xuất đến từ các cường quốc công nghiệp trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc..., đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác và cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, tiếp cận được với các công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hiện đại. Trong 3 ngày diễn ra triển lãm, một lượng lớn người tham quan đã đến thăm gian hàng của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản. Ông Tạ Đức Minh - Tham tán Việt Nam tại Nhật Bản - cho biết, được sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội tham gia các triển lãm để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm được nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài, qua đó góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm

Theo các chuyên gia kinh tế, dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 làm gián đoạn, đứt gãy một số khâu trong chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, đã xuất hiện làn sóng các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch toàn bộ hoặc một phần sản xuất từ Trung Quốc sang các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan… Thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài khi lựa chọn địa điểm đặt nhà máy, họ không còn chỉ quan tâm đến các yếu tố như giá nhân công mà còn tính toán đến sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng xuyên suốt. Có thể nói, phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp ngành sản xuất của Việt Nam tăng cường liên kết, nâng cao sự vững chắc của chuỗi cung ứng, bước đầu hình thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, cơ cấu sản phẩm có sự dịch chuyển tích cực khi tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao và vừa của Việt Nam đã tăng lên đáng kể.

Hiện, Việt Nam có 3 ngành liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, bao gồm: Điện tử; máy nông nghiệp; sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô. Thông qua các triển lãm quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện giới thiệu năng lực cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của mình tới các đối tác Nhật Bản, qua đó có nhiều cơ hội để tìm kiếm đối tác hợp tác. Việt Nam và Nhật Bản cũng đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản và Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 7. Các hiệp định, chiến lược và kế hoạch này đã và sẽ là những đòn bẩy đối với hợp tác, chuyển giao kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp hai nước.

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024