Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 00:40

Điểm bán hàng cố định: Tăng sức lan tỏa hàng Việt

Để hỗ trợ người tiêu dùng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng khó khăn được sử dụng hàng Việt Nam, Bộ Công Thương đã hỗ trợ xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam cố định tại các địa phương. Mặc dù 2015 là năm đầu tiên triển khai, nhưng các điểm bán hàng Việt Nam cố định đã mang lại hiệu quả khả quan. Phóng viên Vuasanca đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa xung quanh vấn đề này.

Một trong những điểm đột phá của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong năm 2015 là hàng loạt Điểm bán hàng Việt Nam cố định đã được xây dựng thành công trên cả nước, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Xin Thứ trưởng đánh giá đôi nét về kết quả của hoạt động này?

Trong khuôn khổ Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014- 2020, Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Đề án giai đoạn 2014-2020 (thường trực là Bộ Công Thương) đã phê duyệt nhiệm vụ xây dựng thí điểm mô hình Điểm bán hàng Việt Nam cố định với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” cho 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

Điểm bán hàng Việt Nam cố định được yêu cầu ưu tiên đầu tư xây dựng tại vùng sâu, vùng xa hoặc khu công nghiệp, khu vực mà hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu còn mỏng, nhằm hỗ trợ người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hàng sản xuất trong nước có chất lượng tốt với giá cạnh tranh. 100% hàng hóa được bày bán là hàng được sản xuất trong nước, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác sản phẩm... Điểm bán hàng Việt Nam cố định cũng cần tiến tới mục tiêu là điểm phát luồng hàng hóa trong khu vực, điểm tập kết các đặc sản vùng, địa phương, gắn kết phù hợp với chương trình bình ổn thị trường, an toàn thực phẩm...

Vượt quá kỳ vọng, đến nay đã có 29 Điểm bán hàng Việt Nam cố định được triển khai trên 23 tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN), doanh thu đã tăng lên rõ rệt sau khi triển khai mô hình này. Theo DN Bảo Châu, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, trước khi thiết lập Điểm bán hàng Việt Nam, doanh thu cửa hàng đạt khoảng 7- 8 triệu đồng/ngày thì sau khi xây dựng điểm bán hàng, doanh thu đã tăng lên 9- 10 triệu đồng; cửa hàng thương mại thôn Cây Chanh 2, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, lượng người tiêu dùng đến ngày một đông. DN cũng phản ánh, người tiêu dùng càng ngày càng thể hiện niềm yêu thích đối với hàng hóa trong nước.

Với những kết quả khả quan như vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại các địa phương, trong đó chú trọng thiết lập các điểm bán hàng Việt Nam cố định từ kinh phí xã hội hóa cũng như từ nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Ngoài những hỗ trợ về chính sách và một phần kinh phí từ nhà nước, thành công của Điểm bán hàng Việt Nam cố định còn do sự tham gia của DN. Vậy sự chủ động của DN trong việc xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam cố định thời gian qua như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Có thể nói DN là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của Điểm bán hàng Việt Nam cố định trong năm 2015- khi đã tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội xây dựng và vận hành các điểm bán. Bên cạnh kinh phí hỗ trợ từ nhà nước, DN đã dành một khoản kinh phí riêng để sửa sang cửa hàng, bổ sung hàng hóa, đàm phán trực tiếp với các nhà phân phối để giảm chi phí trung gian, phục vụ người tiêu dùng với giá hợp lý. Các DN được thiết lập Điểm bán hàng Việt Nam cố định đã cam kết duy trì điểm bán đến năm 2020 (trừ trường hợp bất khả kháng). Đặc biệt, DN đã chủ động đề xuất đặt các điểm bán hàng ở những khu vực thiếu thốn hàng hóa nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.

Đơn cử, Lan Chi Mart đã đề xuất đặt Điểm bán hàng Việt Nam cố định tại Khu công nghiệp Đồng Văn 1, Hà Nam với mục tiêu phục vụ cho đối tượng chính là công nhân, giảm gánh nặng cho các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp. Dù mới đi vào hoạt động vài tháng nhưng đây là “điểm tập kết” của rất nhiều mặt hàng đặc sản của tỉnh Hà Nam, đồng thời thu hút rất đông công nhân đến mua sắm.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa kiểm tra điểm bán hàng Việt Nam tại Phú Thọ

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã giúp hàng Việt định vị trong tâm trí người tiêu dùng trong nước. Vậy những kế hoạch, giải pháp nào sẽ tiếp tục được thực hiện, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho cuộc vận động trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?

Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng như hỗ trợ phát triển bền vững hàng hóa sản xuất trong nước, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các hoạt động như tiếp tục hỗ trợ xây dựng chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” trên các kênh truyền thông; đẩy mạnh Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc; chú trọng hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt Nam trên cả nước...

Các cơ quan truyền thông, báo chí được yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền với nội dung phong phú, chất lượng, thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo người dân trong cả nước, để toàn xã hội hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của cuộc vận động, tạo nên sự đồng thuận cao và quyết tâm thực hiện hiệu quả ở mọi cấp, mọi ngành. Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tốt của Việt Nam, tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội để xây dựng văn hóa sản xuất, tiêu dùng...

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Tôi đánh giá cao Vuasanca trong việc đã vào cuộc nhanh chóng, tích cực hưởng ứng cuộc vận động, thực hiện nhiều bài viết, tin bài với nội dung phong phú, góp phần đổi mới nhận thức của người dân, đồng thời tuyên truyền được nhiều nhân tố mới trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng.
Phương Lan (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa