Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/2/2023: Giá xăng dầu vượt ngưỡng 82 USD/thùng; giá vàng neo cao Giá vàng hôm nay 11/2/2024: Vàng thế giới lao dốc kéo dài ngày cuối tuần |
Giá vàng khó đột phá trong ngắn hạn
Giá vàng hôm nay 11/2 trên thị trường thế giới chốt phiên cuối tuần giảm. Trên sàn Kitco chốt phiên cuối tuần giao dịch ở mức 2.024 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao dịch ở mức 2.038 USD/ounce.
Có ý kiến đưa ra, giá vàng đang trong giai đoạn chuẩn bị để bứt phá thời gian tới song cũng có nhận định thị trường vàng đã hết đà tăng.
Giá vàng liệu có bứt phá thời gian tới |
Thị trường vàng trong nước đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, trước kỳ nghỉ, giá vàng trong nước neo ở mức cao, tiến sát mốc 80 triệu đồng/lượng.
Đồng USD giảm nhẹ
Rạng sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 3 đồng, xuống mức 23.956 đồng.
Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,15%, đạt mức 104,08.
Đầu tư nâng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Những năm qua, dù chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn duy trì và tiếp tục được nâng hạng trong Top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình Thương hiệu quốc gia năm 2024, Bộ Công thương giao Cục Xúc tiến thương mại chủ trì, làm đầu mối tổ chức, quản lý sử dụng kinh phí, thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tiến độ, hiệu quả theo đúng định mức, chế độ quy định hiện hành; đồng thời kiểm tra, giám sát tiến độ, tình hình thực hiện kế hoạch và định kỳ báo cáo lãnh đạo Bộ.
Sau 20 năm thực hiện, Chương trình đã có được những kết quả đáng khích lệ, đưa tổng số doanh nghiệp đạt, được công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ 30 doanh nghiệp vào năm 2008 lên 172 doanh nghiệp vào năm 2022.
Công nghiệp bán dẫn - động lực phát triển mới
Việt Nam xác định công nghiệp bán dẫn là một động lực phát triển mới và sẽ đầu tư để tham gia vào cả 3 công đoạn trong chuỗi giá trị vi mạch bán dẫn, gồm thiết kế, chế tạo và đóng gói. Đồng thời, tiếp tục tập trung phát triển nền tảng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và sẽ có chính sách ưu đãi phù hợp.
Để phát triển các lĩnh vực trên, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, gồm hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, người dân.
Gần 300 khách du lịch từ Hàn Quốc xông đất Quảng Ninh
Hôm qua ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đón 298 khách du lịch từ Hàn Quốc đến xông đất.
Cùng với những cơ sở hạ tầng đã được đầu tư hiện đại, đồng bộ từ bến cảng, sân bay và cao tốc... du lịch Quảng Ninh được kỳ vọng trở lại phong độ như năm 2019 - thời điểm trước dịch Covid-19, tiếp tục khẳng định là một ngành mũi nhọn, động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản tăng độ “phủ sóng”
Năm 2023 không phải thời điểm sức mua sôi động nhưng các nhà bán lẻ Nhật Bản vẫn hào hứng mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Không chỉ mở rộng mạng lưới, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng lên 41,9%.
Trong một động thái gần đây, Sojitz Corporation đã hoàn tất thâu tóm Đại Tân Việt (New Viet Dairy) - nhà nhập khẩu, phân phối nguyên liệu sữa, các sản phẩm từ sữa lớn nhất Việt Nam. Vào Việt Nam từ 1986, Sojitz có một loạt công ty sản xuất dịch vụ và sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi MiniStop.
Việc mở rộng thị trường tại Việt Nam có thể mang lại cho các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản lợi thế của người đi đầu. Điều này buộc các công ty bán lẻ trong nước và nước ngoài khác phải điều chỉnh hoạt động để “bám đuổi” và cạnh tranh.