Nâng cao khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), Công ty và các điện lực, xí nghiệp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, cũng như triển khai nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lụt gây ra; quá trình diễn tập phải thể hiện được trách nhiệm của từng thành viên trong ban chỉ huy PCTT&TKCN, của các đội xung kích và các đơn vị có liên quan; thực hiện công tác điều hành, xử lý sự cố từ xa qua các công cụ truyền thông hiện tại (eoffice chat, MS team…); đảm bảo sự phối hợp giữa đội xung kích và các đơn vị trong công tác khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lụt gây nên, khả năng huy động phương tiện giao thông, cơ sở vật chất, đảm bảo thông tin liên lạc, khắc phục xử lý kịp thời lưới điện một cách an toàn; đồng thời, rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, thực hiện xử lý nhanh, đúng quy trình kỹ thuật, an toàn đảm bảo tính kỷ luật.
Ban Chỉ huy PCTT & TKCN họp rút kinh nghiệm sau diễn tập |
Phương án diễn tập sáng 10/06/2020 của PC Khánh Hòa đã đặt ra các tình huống sát với thực tế tại trạm điện cao thế TBA 110kV BTA Bình Tân - TP.Nha Trang. Đây là một trong những trạm điện lớn cung cấp điện cho phía Nam TP.Nha Trang và các khu du lịch ngoài đảo như Hòn Tằm, Vinpearland… Sự cố khắc phục tái hiện lại sự cố lũ tràn, mực nước dâng cao 1m, chỉ trong vòng 5-7 phút, buộc công nhân kỹ thuật sụp nguồn giữ an toàn, gây mất điện nửa thành phố… Ngày thường, với ứng dụng công nghệ thông tin, trạm điện này được quản lý điều hành từ xa, đội kỹ thuật 10 người chỉ thay nhau kiểm tra, bảo trì máy. Tuy nhiên, đên mùa mưa đội chia thành 2 kíp, trực luôn phiên. Giả thiết do ảnh hưởng cơn bão số (i) năm 2020 đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa gây gió mạnh, mưa lớn, tâm bão ở huện Vạn Ninh, Ninh Hòa. Hệ thống điện bị sự cố nhiều xuất tuyến, phía Nam thành phố Nha Trang mưa rất lớn, khu vực Bình Tân có khả năng xuất hiện lũ có nguy cơ gây ngập TBA 110kV BTA.
Đội công nhân kỹ thuật trực chiến bão, kiểm tra toàn bộ hệ thống và các nguyên vật tư phòng chống bão lũ tại trạm Bình Tân |
Tại Điện lực Vạn Ninh, sau khi bão tan, đơn vị tổ chức kiểm đếm thiệt hại, nhiều sự cố các xuất tuyến do tình trạng trụ ngã, cây đổ vào đường dây. Trong đó xuất tuyến 476VGI cấp điện cho thị trấn Vạn Giã, UBND huyện Vạn Ninh và Bệnh viện huyện bị hư hỏng nặng, tại vị trí trụ trung áp 476VGI/119-6A có 01 trụ điện trung thế bị ngã; lưới điện hạ áp nhiều nơi hư hỏng nặng, trụ điên ngã đổ, đường dây hạ áp và hệ thống đo đếm điện năng hư hỏng hoàn toàn; đặc biệt, tại xã Phước Đồng nước lũ đổ về khu vực trạm biến áp 110kV BTA có khả năng gây ngập lụt trạm, tín hiệu SCADA truyền từ TBA KNT 110kV BTA về TTĐK (B39) chập chờn, đường dây 110kV từ ENT-EVG tại VT 341- 342 trụ bị nghiêng.
Nhận điện báo, lũ đang xuống, lực lượng trực lập tức kéo cửa, kéo bạc và chằng cát chống lũ tràn vào từ cửa chính |
Khi nhận điện báo từ ban chỉ huy PCTT & TKCN từ trung tâm điều hành, Xí nghiệp Lưới điện cao thế tổ chức triển khai chống lũ tràn vào Trạm 110kV BTA, triển khai tái lập ca trực tại các TBA KNT 110kV. Nước lũ đang xuống, lập tức cánh cửa sắt ngăn lũ (cao 1,5m) sẽ được kéo chồng, kẹp sát cửa thông thường; đội quân túc trực sẽ lập tức kéo bạc giăng kín xung quanh cửa và vận chuyển khối lượng cát được dự trữ sẵn, đắp chằng lên tấm bạc; đồng thời, bên trong cho kéo ông nổ 4 máy hút công suất 60 khối/giờ, hút bơm đưa nước ra ngoài… Thời gian không cho phép, cho nên mọi xử lý ứng phó phải hết sức cấp tốc, đảo bảo tuyệt đối an toàn trong công tác xử lý, khắc phục; hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, đáp ứng công tác nhận điều hành, chỉ huy, để nhanh chóng cấp điện trở lại phục vụ sản xuất kinh doanh cho khách hàng.
Sau khi diễn tập xong, các thành phần tham gia tập trung tại địa điểm chỉ huy diễn tập tại Công ty để tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả diễn tập, rút kinh nghiệm./.