Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 10:44

Doanh nghiệp da giày: Lạc quan nhờ FTA

Với “đòn bẩy” từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã được ký kết, doanh nghiệp ngành da giày đang rất lạc quan về sự phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng khi bước sang năm 2021.

Dấu hiệu khả quan

Tác động từ dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp trong ngành da giày rơi vào tình trạng khó khăn. Thực tế cho thấy, từ đầu năm đến cuối tháng 7/2020 là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với ngành da giày bởi thiếu nguyên liệu, mất thị trường do dịch bệnh.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) – chia sẻ, nhiều doanh nghiệp da giày lao đao. Thậm chí khi nguyên liệu sản xuất đã được giải quyết, nhưng không có đầu ra, không có đơn hàng. Các thị trường tiêu thụ giày dép hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… đều giảm nhập khẩu. Thậm chí có thị trường giảm đến 80 - 90%.

Song, nhờ vào việc kiểm soát dịch bệnh tốt tại Việt Nam và ký kết các FTA thế hệ mới, ngành da giày đang dần khôi phục, có những chuyển biến tích cực. Bà Phan Thị Thanh Xuân cho hay, từ ngày 1/8/2020, khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, đã đem lại kết quả xuất khẩu tích cực cho doanh nghiệp da giày. “Hy vọng trong thời gian tới, nhờ EVFTA, ngành da giày sẽ có thêm động lực để tăng trưởng trở lại” - bà Xuân bày tỏ.

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ nửa sau quý III/2020 tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành da giày đã được cải thiện hơn, đơn hàng xuất khẩu đang dần phục hồi. Cụ thể, sau 4 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, giày dép là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực về xuất khẩu.

Ngành da giày gặp nhiều khó khăn trong năm 2020

Kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2021

Đại diện LEFASO nhận định, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định EVFTA và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA Việt Nam - Anh (UKVFTA) sẽ là động lực lớn cho tăng trưởng của ngành da giày trong năm nay.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, da giày là một trong những ngành tận dụng tốt nhất Hiệp định EVFTA. Nếu tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, xuất khẩu ngành da giày, túi xách sẽ tăng trưởng 15 - 20% trong năm 2021.

Chia sẻ về kỳ vọng của đơn vị, ông Lê Thanh Thủy - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần giày Vĩnh Yên - cho hay, dù các đơn hàng trong năm 2020 có sụt giảm, nhưng đơn vị kỳ vọng vào sự bứt phá trong năm 2021. “Với 6 dây chuyền sản xuất giày thể thao xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ, hiện tại công ty đã có đơn hàng cho tới tháng 2/2021 và đang đàm phán đơn hàng cho những tháng tiếp sau đó” - ông Lê Thanh Thủy phấn khởi.

Khảo sát mới đây của LEFASO với các nhãn hàng thời trang trên thế giới cũng cho thấy, 60% các “ông lớn” trong ngành da giày thế giới đều coi Việt Nam là một trong những quốc gia cung ứng quan trọng. Nước ta đang và sẽ là điểm đến để nhiều nhãn hàng dịch chuyển một phần sản xuất. Theo khảo sát, hơn 42,3% doanh nghiệp nước ngoài khẳng định chắc chắn sẽ tăng mua hàng từ Việt Nam.

Có thể thấy, xu hướng dịch chuyển sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày về Việt Nam để tận dụng tối đa quy tắc xuất xứ trong các FTA, nhất là CPTPP và EVFTA rất rõ ràng. Thêm vào đó, với những nỗ lực để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong suốt thời gian qua, sản phẩm da giày Việt Nam cũng đã hàm chứa tỷ lệ nội địa cao đến gần 50%. Tất cả nền tảng đó sẽ giúp ngành da giày bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới.

Gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam năm 2020 ước đạt gần 20 tỷ USD.
Lan - Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc