Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 08:25

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường.

Còn nhiều dư địa cho sản phẩm OCOP Việt vươn xa

Sáng 31/10, “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu” - VIETNAM OCOPEX được diễn ra tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên. Đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cùng phối hợp tổ chức một chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu – VIETNAM OCOPEX.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao Bộ Công Thương, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã đồng hành, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sự kiện đầy ý nghĩa này.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của nông sảnViệt hiện nay nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ: Thứ nhất, với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều bản sắc với các sản phẩm đặc sản, sản vật và làng nghề truyền thống, mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Đỗ Nga

Đó là những sản phẩm thể hiện giá trị, tinh hoa văn hóa Việt Nam qua từng câu chuyện sản phẩm, ở đó thể hiện những khát vọng, hình ảnh của người nông dân gắn với từng miền quê Việt Nam.

Thứ hai, sau hơn 6 năm triển khai, Việt Nam đã có hơn 14.000 sản phẩm OCOP của gần 8.000 chủ thể, sản phẩm OCOP đã từng bước tiếp cận thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng miền để phát triển kinh tế nông thôn. Nhưng đây cũng là thời điểm cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn, khẳng định những giá trị văn hóa Việt Nam qua từng sản phẩm OCOP để hướng đến thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, đây là sự kiện quy tụ sản phẩm OCOP tiêu biểu của hơn 38 tỉnh, thành phố, với hơn 250 gian hàng của 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, được tổ chức ở một địa điểm, không gian rất hiện đại, sang trọng và đầy cảm xúc, giúp các chủ thể OCOP có những cảm xúc liên tưởng đến những giá trị mới, môi trường mới và thách thức mới.

Nhìn một cách tổng thể, Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, như:

Chương trình OCOP đã góp phần thay đổi về tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn theo hướng liên kết chuỗi giá trị, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh của địa phương;

Lễ hội có sự tham gia triển lãm của hơn 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP đến từ 38 địa phương trên cả nước trưng bày hơn 460 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao tại 250 gian hàng. Ảnh: Đỗ Nga

Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường.

Chương trình góp phần tạo thêm việc làm, thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ...

Chương trình OCOP giúp các chủ thể chủ động trong phát triển thị trường, mở rộng kênh phân phối, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Bên cạnh những kết quả đó, sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều dự địa phát triển, nhiều yêu cầu cần hoàn thiện, để có thể vươn xa hơn vào thị trường quốc tế".

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, sản phẩm OCOP là giá trị, bản sắc Việt Nam, sản phẩm OCOP cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường.

Đặc biệt, người đứng đầu của ngành nông nghiệp trải lòng: "Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm mà mua “câu chuyện tạo ra sản phẩm”, do vậy, câu chuyện càng đặc biệt thì giá càng khác biệt, càng dễ truyền thông và quảng bá sản phẩm đến thị trường".

Phân tích, ông Hoan cho rằng, câu chuyện cần phải được xây dựng bằng các giá trị khác biệt về văn hóa, tri thức bản địa, phải được thể hiện trên bao bì, nhãn mác; câu chuyện không chỉ tạo cảm xúc cho người tiêu dùng, mà còn nâng cao niềm tự hào về quê hương, xứ sở. Đó phải là yếu tố tiên quyết và là khát vọng để các chủ thể xây dựng và hoàn thiện sản phẩm OCOP.

"Chủ thể OCOP cần phải chuẩn bị và sẵn sàng về hành trang để hội nhập, bên cạnh những yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, năng lực và sự chủ động thương mại, các yêu cầu để tham gia vào chuỗi phân phối (xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, năng lực logistic, ...), các chủ thể OCOP cần linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng và thiết kế sản phẩm, đó là câu chuyện về bao bì, cách đóng gói phù hợp với từng đối tượng khách hàng và yêu cầu của thị trường" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, các chủ thể OCOP cần thay đổi tư duy, thói quen thương mại, đó là uy tín, là trách nhiệm đối với đối tác và người tiêu dùng.

"Để các chủ thể có thể vươn xa hơn, tôi đề nghị các cơ quan thương mại, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài tăng cường thông tin, quảng bá và kết nối thương mại cho các sản phẩm OCOP, bởi đó không chỉ là câu chuyện về kinh tế, nó còn là sự quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Triển lãm VIETNAM OCOPEX là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường. Ảnh: Đỗ Nga

Thêm nữa, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ ra, không gian giá trị cho sản phẩm OCOP còn rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng nếu chúng ta cùng nhau tư duy lại. OCOP không còn là một phong trào tự phát mà là một chương trình quốc gia nhằm kích hoạt sự năng động cộng đồng dân cư nông thôn và kiến tạo thế hệ doanh nông – doanh nhân nông nghiệp. OCOP. Trước hết và trên hết, là sản phẩm gắn bó với làng quê nông thôn, là sản phẩm của cộng đồng, gắn với cơ hội việc làm nông thôn. Mỗi sản phẩm đều có giá trị riêng, bổ trợ, kết nối lẫn nhau.

"Với tất cả trách nhiệm và bổn phận cùng đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các chủ thể OCOP cũng dốc hết sức cho những mục tiêu cao hơn, xa hơn. Các bạn không chỉ có một mình, hãy tạo ra những vòng tròn các mối quan hệ, để giúp đỡ, chia sẻ, đồng hành. Các doanh nghiệp thành đạt sát cánh các doanh nông khởi nghiệp OCOP, theo tinh thần “Người đi trước rước người đi sau”. Các bộ ngành trung ương cùng đồng hành với các bạn" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan thẳng thắn.

Cũng theo Bộ trưởng, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ có những hoạt động chung với Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam... để có những diễn đàn trực tiếp và trực tuyến tư vấn, huấn luyện chủ thể OCOP thích ứng với xu thế tiêu dùng xanh, những đặc định từng loại thị trường, quản trị doanh nghiệp, kiến thức văn hoá, xã hội. Đó sẽ là môi trường giúp các chủ thể học làm người, học làm ăn, lập thân, lập nghiệp.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng nhấn mạnh, với vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là luôn ủng hộ các ý tưởng, giải pháp mới, góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, VIETNAM OCOPEX là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế thông qua các cơ hội kết nối, trao đổi, hợp tác kinh doanh trực tiếp với các tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp và nhà nhập khẩu nước ngoài. Đồng thời, các chủ thể OCOP cũng có dịp trao đổi, tìm hiểu về những yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới và nghiên cứu khả năng mở rộng quy mô xuất khẩu.

VIETNAM OCOPEX sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 04/11/2024 tại Khu Venice thuộc Khu đô thị Ocean Park 3, Hà Nội với sự tham gia triển lãm của hơn 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP đến từ 38 địa phương trên cả nước trưng bày hơn 460 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao tại 250 gian hàng.
Đỗ Nga - Thái Mạnh
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần