Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ: Lúng túng trong triển khai - Bài 1 Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Ông Trịnh Xuân Dương - Chi hội trưởng Chi hội Gỗ dán Việt Nam (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vuasanca xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, về quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, hiện, nhiều doanh nghiệp đang kêu khó, đối với ngành gỗ dán như thế nào?

Hiện nay, các doanh nghiệp trong Chi hội Gỗ dán Việt Nam chưa ai đăng ký phân loại doanh nghiệp này. Có 1 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ. Đáp ứng các yêu cầu phân loại doanh nghiệp Nhóm I, Nhóm II, hiện các doanh nghiệp trong ngành gỗ dán gặp nhiều khó khăn.

Bài 2: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Cần có lộ trình phù hợp
Gỗ dán cứng nhiệt đới. Ảnh: Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam

Nguyên nhân do đa số các doanh nghiệp gỗ dán là các hộ làng nghề đi lên, việc họ có thể đáp ứng được ngay nhiều tiêu chuẩn cao như: phòng cháy, chữa cháy, lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm… là rất khó; hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu thuần túy đến các thị trường như: Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản… các thị trường này đưa ra các yêu cầu ít hơn (tức là chưa cần đáp ứng phân loại doanh nghiệp Nhóm 1, Nhóm 2) nên họ cũng chưa có sự chuẩn bị.

Với các doanh nghiệp đã làm chứng chỉ rừng bền vững (FSC) hoặc chứng nhận BSCI rồi (tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường EU), việc làm phân loại doanh nghiệp Nhóm I, nhóm II sẽ dễ hơn. Nhưng hiện, cơ quan chức năng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sẽ phải tham gia vào câu chuyện phân loại này.

Việc phân loại, đánh giá doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thông quan sẽ nhanh hơn so với đánh giá từng container. Việc phân loại doanh nghiệp cũng đánh giá về sự uy tín của doanh nghiệp vì sản phẩm tốt hay xấu là do doanh nghiệp chứ không phải do sản phẩm.

Đây là yêu cầu của cơ quan nhà nước khi các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chế biến, xuất khẩu gỗ thì phải làm. Tuy nhiên, có thị trường yêu cầu, có thị trường không yêu cầu. Ví dụ, như với ngành gỗ dán, gần như đại đa số là xuất khẩu đến thị trường không yêu cầu, trừ những doanh nghiệp xuất khẩu đến thị trường EU và Mỹ.

Mặt khác, trong ngành chế biến gỗ, các sản phẩm rất đa dạng, ví dụ, có những đơn vị chỉ sản xuất xuất khẩu tràng hạt bằng gỗ, hay con tiện, hoa văn bảng gỗ, con cờ…, đây là những sản phẩm rất nhỏ, nhưng lại phục vụ 1 phân khúc thị trường như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc thì không nhất thiết phải tham gia phân loại doanh nghiệp. Đây là khó khăn khi chính sách đưa ra áp dụng tất cả các doanh nghiệp liên quan đến chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ.

Việc đưa ra quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành chế biến, xuất khẩu gỗ dẫn đến những khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp xuất khẩu đến những thị trường không có nhu cầu về việc phân loại doanh nghiệp này.

Như vậy, liệu doanh nghiệp nhỏ có bị "chặn đường" xuất khẩu không, thưa ông?

Đúng vậy. Như tôi đã chia sẻ ở trên, ngay như trong ngành gỗ dán, có nhiều doanh nghiệp rất nhỏ. Đa số các doanh nghiệp gỗ dán là các hộ làng nghề đi lên, việc họ có thể đáp ứng được ngay nhiều tiêu chuẩn cao như: phòng cháy chữa cháy, lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm… là rất khó.

Tất nhiên, về lâu dài, các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng, phải chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhưng họ cần quá trình. Có thể, lộ trình là 1 năm hay 2-3 năm. Thông thường, với các doanh nghiệp nhỏ, họ cần thời gian tối thiểu ít nhất 1-2 năm mới làm được.

Bài 2: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Cần có lộ trình phù hợp
Ông Trịnh Xuân Dương, Chi Hội trưởng Chi hội Gỗ dán Việt Nam

Với riêng ngành gỗ dán, có bao nhiêu doanh nghiệp tiềm năng, có thể đáp ứng các yêu cầu phân loại doanh nghiệp này? Trước khó khăn này, cộng đồng doanh nghiệp có kiến nghị gì, thưa ông?

Tiềm năng thì có khoảng 30% có thể đáp ứng được. Vì trong ngành gỗ dán, hiện một số doanh nghiệp cũng đang chuyển dịch dần sang các tỉnh, xin giấy phép mở rộng đầu tư nhà máy, khoảng thời gian đầu tư ban đầu này chắc mất ít nhất khoảng 2 năm.

Do đó, tôi cho rằng, thông tư hướng dẫn hướng dẫn phân loại doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần gia hạn thời gian (thay vì có hiệu lực thi hành từ 15/11/2024). Ngay cả việc áp dụng quy chế không gây phá rừng (EUDR), EC cũng đã phải hoãn lại 1 năm vì không doanh nghiệp nào áp dụng được. Đây là vấn đề chúng ta cần nhìn nhận về chính sách, khi các chính sách doanh nghiệp không làm được.

Mặt khác, việc quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu gỗ. Ngành này hiện cơ sở hạ tầng dữ liệu chưa có, việc nộp giấy tay, với hơn 1.600 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp nộp lên hàng thùng giấy tờ, nhân lực kiểm lâm họ có làm được không? Các doanh nghiệp cũng lo ngại, trong quá trình làm sẽ phát sinh tiêu cực, phát sinh đánh giá cảm quan.

Do đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị, cần có lộ trình phân loại doanh nghiệp theo từng thị trường; từng quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp xuất khẩu doanh số 1 tỷ đồng khác với doanh nghiệp xuất khẩu doanh số 100 tỷ đồng); chế biến gỗ, phải là chế biến gỗ loại gì chứ không đánh đồng tất cả vào thành một.

Xin cảm ơn ông!

Trước khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc phân loại doanh nghiệp theo Thông tư 21 khi Nghị định số 120 có hiệu lực, mới đây, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có công văn gửi Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Công văn có đoạn: “Cho tới nay, doanh nghiệp chưa có thông tin đầy đủ để tham gia phân loại doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 102 và Nghị định 120 (sửa đổi Nghị định 102). Nếu trong thời gian tới có quyết định về thời điểm thực hiện đối với quản lý gỗ xuất khẩu quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định 102 thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Trả lời về vấn đề này, Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, về phân loại doanh nghiệp, quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất gỗ (sau đây viết tắt là Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT), có hiệu lực từ ngày 01/5/2022.

Hiện nay, toàn quốc đã có 16 tỉnh thực hiện phân loại với 194 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được phân loại doanh nghiệp Nhóm I, thông tin doanh nghiệp Nhóm I được Cục Kiểm lâm tổng hợp và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 120/2024/NĐ-CP), quy định: “2. Quy định phân loại doanh nghiệp đối với đối tượng ngoài doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.

Theo đó, các đối tượng doanh nghiệp mở rộng tại Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 16/3/2026. Hiện nay, Cục Kiểm lâm đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT để hướng dẫn phân loại doanh nghiệp phù hợp với các đối tượng theo quy định tại Nghị định số 120/2024/NĐ-CP.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD.

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép.
Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Giá heo hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt heo trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia.
Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.
10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 881,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,6 triệu USD.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD.
Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Với việc nâng cao chất lượng, gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu, đang khẳng định và giữ thị phần tại thị trường thế giới.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động