LNG được coi là nhiên liệu hóa thạch thân thiện nhất với môi trường vì phát thải CO2 thấp nhất tính trên cùng một đơn vị năng lượng, thích hợp để sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện công nghệ tua bin khí hỗn hợp. Ước tính, lượng LNG nhập khẩu ước tính gần 3 triệu tấn năm 2025 và gần 10 triệu tấn năm 2030.
Ước tính, lượng LNG nhập khẩu ước tính gần 3 triệu tấn năm 2025 và gần 10 triệu tấn năm 2030. Ảnh minh họa |
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ngành dầu khí cần ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng LNG, thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc hoá dầu theo hướng chế biến sâu.
Đối với nhiệt điện: chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống;…
Bên cạnh những tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, khối tư nhân cũng được Đảng và nhà nước tạo điều kiện tham gia trong ngành năng lượng. Đơn cử như Angelin Energy đã nắm bắt Nghị quyết số 55-NQ/TW về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 để tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển. Trước mắt, doanh nghiệp này đang tập trung vào dự án SSLNG (Dự án LNG quy mô nhỏ) với đối tác chiến lược là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Nhật Bản - Japex (Japan Petroleum Exploration).
Theo bà Bùi Thị Hồng Vân - Giám đốc Angelin Energy - JAPEX có thế mạnh về cầu cảng, kho chứa trạm điện, năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm về phân phối thị trường LNG trong chuỗi đến các khu công nghiệp, nhà máy ở Nhật Bản. Bản thân Angelin Energy đã có hệ thống phân phối, bộ máy tinh gọn, nhanh nhạy, am hiểu thị trường Việt Nam, kết hợp với JAPEX để xây dựng hai dự án trong song: phân phối LNG cho khách hàng là khu công nghiệp, tiếp theo là cơ hội đầu tư vào các cầu cảng, kho chứa cũng như trạm điện ở Việt Nam.
Bà Bùi Thị Hồng Vân kiến nghị giải pháp cho việc phát triển LNG tại Việt Nam |
Tại Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam ngày 22/7 vừa qua, bà Hồng Vân đã có những đề xuất, đặc biệt là giải pháp ISO Tank giúp vận chuyển LNG trong những bồn ISO Tank 20ft, 40ft. Theo bà, hệ thống ISO Tank có chi phí đầu tư vừa phải, chuỗi cung ứng đơn giản hơn so với nhập khẩu cầu cảng thông thường. Với cầu cảng thì cần đầu tư theo từng giai đoạn, bước đầu chuẩn bị từ 2-3 năm. Giải pháp sử dụng LNG ISO Tank có thể triển khai ngay, giải quyết “cơn khát” LNG cho khách hàng khu công nghiệp và áp dụng trong trung hạn.
“Hiện tại quy chế chính sách đã có về LNG, nhưng về chi tiết mảng LNG ISO Tank thì chưa. Chúng tôi có đọc các thông tư, nghị định, quy định, vẫn băn khoăn không biết việc nhập khẩu ISO Tank về thì phải theo quy trình, thực hiện như thế nào, bà Bùi Thị Hồng Vân - Giám đốc Công ty Angelin Energy kiến nghị. Về định hướng chuyển dịch năng lượng sạch, bà mong muốn nhà nước nghiên cứu để có chính sách cho Hydro, Biofuel để đến giai đoạn triển khai đã có quy định rõ ràng hơn.
Về vấn đề này, bà Ngô Thuý Quỳnh - Phó vụ trưởng Vụ Dầu khí và than, Bộ Công Thương - đã phản hồi rằng do nhà đầu tư chưa có những văn bản chính thức và có đề xuất cụ thể đối với Bộ Công Thương chứ không phải Bộ không hỗ trợ, hướng dẫn. Quy định thì cũng đã có, có thể quy định chưa đầy đủ, chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về ISO Tank. Thông thường thì chúng ta trong giai đoạn đầu nếu có vấn đề gì đấy, các công ty có thể có văn bản hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi sẽ trả lời. Nếu còn có quy định chưa rõ ràng, chúng tôi sẵn sàng triển khai xây dựng trong thời gian tới để đảm bảo công việc kinh doanh đồng bộ trên thế giới cũng như là đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng của Việt Nam.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, tiềm năng LNG tại thị trường tại Việt Nam là rất lớn. Hiện tại khoảng 80% LNG nhập về cho điện khí, 20% cho khách hàng khu công nghiệp. Vì thế phù hợp nhất tại Việt Nam là đẩy mạnh phát triển LNG, cầu cảng và hệ thống phân phối.