Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Doanh nghiệp Việt chậm thay đổi trước chính sách thương mại mới của Trung Quốc

Doanh nghiệp Việt chậm thay đổi và thích nghi với chính sách thương mại mới của Trung Quốc. Đây là thách thức lớn cho nỗ lực phục hồi xuất khẩu của Việt Nam.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Pháp thu hút 400 đại biểu tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Cơ hội thúc đẩy thương mại, đầu tư

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 11,9 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2022. So với hai tháng đầu năm 2023, tốc độ giảm đã chậm lại (tháng 1/2023 giảm 24,33%, tháng 2/2023 giảm 18,72%). Điều này cho thấy tín hiệu tích cực trong tình hình xuất khẩu sang thị trường này. Dự báo, trong quý II/2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ có sự cải thiện nhất định.

Nhận định về triển vọng này, ông Trần Quang Huy- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương, cho rằng có nhiều yếu tố “thuận”.

Trung Quốc xóa bỏ hầu hết các biện pháp phòng chống dịch đối với người và hàng hóa xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu từ ngày 8/1/2023. Nền kinh tế Trung Quốc cho thấy sự phục hồi ngay từ quý I/2023 khi đạt mức tăng trưởng 4,5%, cao hơn hầu hết các dự báo trước đó của các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới (chỉ 4%).

Từ Quý II/2023, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ khởi sắc?
Sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục ổn định, hiệu suất thông quan nâng cao. Tại một số địa phương có các cửa khẩu biên giới quan trọng đối với thương mại song phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai lượng hàng hóa thông quan hàng ngày cơ bản tương đương với giai đoạn trước dịch.

Những yếu tố thuận lợi trên dự kiến sẽ có tác động tích cực vào sự khôi phục trong hoạt động xuất khẩu và kể cả nhập khẩu của Việt Nam từ Quý II cho đến cuối năm”, ông Trần Quang Huy nhận định.

Dù vậy, theo ông Trần Quang Huy, thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam cũng không nhỏ. Nền kinh tế Trung Quốc đã đặt ra kế hoạch và đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng chất lượng cao, đồng nghĩa, Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với tiêu chuẩn hàng hóa cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Với những chính sách thương mại mới tại thị trường tỷ dân, thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực thích nghi nhưng tốc độ còn chậm. Vẫn còn doanh nghiệp Việt Nam bị cảnh cáo hoặc tạm dừng tư cách xuất khẩu do vi phạm các tiêu chuẩn theo quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc.

Mặt khác, từ đầu năm 2022, Trung Quốc chính thức áp dụng quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào thị trường nước này theo Lệnh 248. Ngay sau đó, các Bộ, ngành của Việt Nam, trong đó có Bộ Công Thương đã rất tích cực tuyên truyền, hướng dẫn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa nắm được các quy định cụ thể và vướng mắc trong việc đăng ký trên hệ thống này của Hải quan Trung Quốc.

Một số doanh nghiệp tiến hành đăng ký mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhưng chưa đáp ứng đủ tất cả các điều kiện, vẫn cần cung cấp bổ sung các tài liệu hoàn chỉnh.

Đặc biệt với trái sầu riêng Việt Nam được chính thức xuất khẩu vào Trung Quốc là tín hiệu đáng mừng nhưng sự tăng trưởng quá nóng về quy mô, diện tích vùng trồng thời gian qua là điều cần phải hết sức thận trọng.

Về mặt hàng sầu riêng, ông Đặng Phúc Nguyên- Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cũng thông tin: Mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói của Việt Nam quá ít so với diện tích. Nếu không được phía Trung Quốc cấp thêm sẽ xảy ra tình trạng “thắt cổ chai” trong xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc.

Cùng đó, tình trạng sử dụng bất hợp pháp mã số vùng trồng đang từng ngày ảnh hưởng tới thương hiệu sầu riêng Việt Nam và uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Để vượt qua những thách thức trên, lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á- châu Phi khuyến nghị: Doanh nghiệp cần nghiên cứu và khẩn trương hoàn tất thủ tục đăng ký trước khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc, trong đó bao gồm cả việc gia hạn, cập nhật thông tin doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp cũ đã đăng ký và còn thời hạn) trên hệ thống CIFER.

Phối hợp với đối tác Trung Quốc đa dạng hóa tuyến xuất khẩu hàng hóa, tránh tập trung vào một vài cửa khẩu biên giới nhất định hoặc tận dụng tuyến vận tải biển, vận tải đường sắt liên vận Việt Nam – Trung Quốc, hạn chế tối thiểu nguy cơ gây ùn tắc tại các cửa khẩu trong mùa cao điểm.

Nghiên cứu kỹ thông tin, tín hiệu và các quy định, tiêu chuẩn của thị trường, tuân thủ đầy đủ các điều kiện về đăng ký doanh nghiệp, các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc,…

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản; xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu; tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin mới nhất

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hải Phòng chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến, trên sàn thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 1/11/2024, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra hội thảo "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc".
Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024.

Tin cùng chuyên mục

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Để sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế cần sự phối hợp, sáng tạo và đổi mới của các cấp, ngành và các chủ thể, hợp tác xã OCOP...
EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

EU khởi kiện Temu vì sản phẩm bất hợp pháp

Ngày 31/10, vì lo ngại Temu không ngăn chặn được việc bán sản phẩm bất hợp pháp trực tuyến, EU đã chính thức khởi kiện Temu.
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài

Sáng 1/11, Bộ Công Thương đã tổ chức Tọa đàm “Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài”.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ngày mai (1/11): Tọa đàm

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Ngày mai (1/11), Vuasanca tổ chức Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững'.
Nỗi niềm trăn trở của

Nỗi niềm trăn trở của 'tư lệnh' ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không?
Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Chùm ảnh: Sôi động sản phẩm OCOP vùng miền tại triển lãm VIETNAM OCOPEX

Triển lãm VIETNAM OCOPEX nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm OCOP có lợi thế của quốc gia vào mạng lưới phân phối trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Các thương vụ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với việc thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Theo các thương vụ, Đà Nẵng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho doanh nghiệp và khu thương mại tự do thành phố.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động